Không phải sờ vào tay hay chân, đây mới là vị trí để nhận biết chính xác nhất nhiệt độ cơ thể trẻ khi ngủ

Nhiều phụ huynh đều tự tin khẳng định, họ sẽ sờ vào tay chân của trẻ để nhận biết nhiệt độ cơ thể trẻ đang nóng hay lạnh, quan điểm này là sai lầm.

Mùa đông đang cận kề, nhiệt độ ngày càng giảm dần, các ông bố bà mẹ đều có chung một nỗi lo rằng trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh trong điều kiện thời tiết như hiện nay. Trong suy nghĩ của nhiều người cũng như kinh nghiệm được lưu truyền, phương pháp giữ ấm tốt nhất cho trẻ là đắp thêm nhiều chăn.

Thật ra phương pháp đắp thêm nhiều chăn không có hiệu quả ngăn ngừa cảm lạnh, thậm chí còn khiến trẻ dễ mắc bệnh, nghẹt thở.

Cơ thể của trẻ nhỏ rất yếu ớt, việc tự điều chỉnh thân nhiệt còn kém, trẻ không thể biểu đạt cảm nhận hay suy nghĩ cho bố mẹ biết, bởi vậy sự bất cẩn của bố mẹ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

Nếu trẻ cảm thấy lạnh nhưng không thể diễn đạt cho bố mẹ hiểu, vậy bố mẹ phải dựa vào cách nào để nhận biết chính xác con mình đang cảm thấy nóng hay lạnh vào ban đêm?

Không phải sờ vào tay hay chân, đây mới là vị trí để nhận biết chính xác nhất nhiệt độ cơ thể trẻ khi ngủ - ảnh 1

Một trong những nỗi lo lắng của cha mẹ nuôi con nhỏ vào mùa đông là không biết trẻ có bị nóng quá hay lạnh quá không (Ảnh minh họa).

Nhiều phụ huynh đều tự tin khẳng định, họ sẽ sờ vào tay, chân của trẻ để biết nhiệt độ cơ thể trẻ đang nóng hay lạnh, quan điểm này là sai lầm. Nếu bố mẹ kiên nhẫn quan sát sẽ thấy chân tay của trẻ thường rất lạnh vào ban đêm, tuy nhiên, ở những bộ phận khác trên cơ thể của trẻ lại có nhiệt độ ấm, lúc này không phải trẻ đang cảm thấy lạnh mà do các đầu dây thần kinh ở chân tay tương đối nhiều, khả năng tản nhiệt nhanh. Bởi vậy, bố mẹ sờ vào tay, chân của trẻ để phán đoán nhiệt độ cơ thểcủa trẻ là không chính xác. Có 3 phương pháp nhận biết chính xác nhiệt độ cơ thể của trẻ mà bố mẹ nên nhớ:

1. Quan sát tư thế cuộn tròn của trẻ

Khi trẻ ngủ, nếu trẻ nằm ở tư thế cuộn tròn, nghĩa là trẻ đang cảm thấy lạnh, bố mẹ nên kịp thời đắp thêm chăn cho trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ chảy nước mũi hoặc sắc mặt trắng bệch nghĩa là trẻ đang cảm thấy lạnh hoặc bị cảm lạnh. Nếu trẻ cảm thấy nóng, trẻ sẽ có biểu hiện như thế nào? Đó là khi trẻ đá tung chăn ra, lúc này bố mẹ không nên đắp chăn quá dày cho trẻ.

Không phải sờ vào tay hay chân, đây mới là vị trí để nhận biết chính xác nhất nhiệt độ cơ thể trẻ khi ngủ - ảnh 2

Nếu thấy nóng quá trẻ sẽ đã tung chăn ra (Ảnh minh họa).

2. Sờ vào cổ và gáy

Để kiểm tra độ nóng, lạnh của cơ thể trẻ, mẹ có thể sờ vào cổ hoặc gáy. Nếu cổ của trẻ lạnh nghĩa là trẻ đang rất lạnh, mẹ cần mặc thêm áo ấm hoặc quàng thêm khăn, yếm cho trẻ.

Nếu cổ của trẻ nóng, má ửng đỏ có thể là mẹ đang mặc quá nhiều áo cho trẻ hoặc đặt trẻ trong môi trường nhiệt độ cao.

Trong trường hợp vùng cổ và gáy của trẻ ấm nhẹ chứng tỏ nhiệt độ cơ thể trẻ bình thường, trẻ đủ ấm và cảm thấy dễ chịu nhất.

3. Sờ lưng và ngực của trẻ

Một cách hay khác để kiểm tra thân nhiệt của trẻ, đặc biệt vào mùa đông là mẹ nên sờ vào ngực hoặc lưng trẻ. Nếu ngực và lưng trẻ đổ mồ hôi nhiều thì mẹ cần cởi bớt quần áo của trẻ vì trẻ đang cảm thấy nóng. Nếu để mồ hôi lâu trong cơ thể trẻ sẽ khiến thân nhiệt trẻ hạ, dễ bị cảm lạnh, vì vậy, mẹ nên lựa chọn quần áo có chất liệu cotton dễ thấm hút mồ hôi cho trẻ mặc khi ngủ.

Không phải sờ vào tay hay chân, đây mới là vị trí để nhận biết chính xác nhất nhiệt độ cơ thể trẻ khi ngủ - ảnh 3

Nếu ngực và lưng trẻ đổ mồ hôi nhiều thì mẹ cần cởi bớt quần áo của trẻ vì trẻ đang cảm thấy nóng (Ảnh minh họa).

Cha mẹ nên lưu ý, khi kiểm tra thân nhiệt của trẻ, tay của bố mẹ không nên quá lạnh, nhất là khi trẻ đang ngủ ngon, bởi hơi lạnh từ bàn tay của bố mẹ sẽ khiến trẻ giật mình tỉnh giấc, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi và khóc không ngừng.

Nếu bố mẹ đắp nhiều chăn cho trẻ, hậu quả sẽ thế nào?

Khi bố mẹ đắp nhiều chăn cho trẻ, trẻ sẽ cảm thấy nóng và đá tung chăn. Nếu bố mẹ không kịp thời đắp lại chăn cho trẻ vào ban đêm sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Thêm vào đó, nếu trẻ được đắp chăn quá dày, làn da của trẻ sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, hậu quả là khiến bé nổi nhiều rôm sẩy và mẩn ngứa.

Theo Songkhoe

Leave a Reply

Or