Không nên xem nhẹ khi bé bị sổ mũi

Không chỉ trong những ngày lạnh bé yêu của bạn mới bị sổ mũi. Tuy không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, sổ mũi vẫn đem lại cảm giác vô cùng khó chịu và khiến cả bé lẫn những người thân mệt mỏi

Sổ mũi có thể đi cùng với nghẹt mũi, chảy mũi. Bé lại còn quá nhỏ nên chưa biết cách xì mũi, khiến cho tình trạng càng nặng nề. Tình trạng này kéo dài còn khiến bé thở khó khăn hay phải thở bằng miệng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Dựa vào các triệu chứng đi kèm, bạn có thể xác đinh được nguyên nhân gây sổ mũi và tìm cách xử lý thích hợp.

Bé sơ sinh bị sổ mũi

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sổ mũi ở trẻ sơ sinh

1. Bé chỉ sổ mũi mà không có biểu hiện nào khác
Nguyên nhân có thể là do tiếp xúc với không khí lạnh hoặc ngửi một loại gia vị cay nào đó.

2. Bé bị sổ mũi kèm theo ngứa mắt, mắt đỏ và hắt hơi
80% là bé đang bị dị ứng. Mẹ thử kiểm tra lại những thực phẩm đã cho bé ăn. Ngoài ra, thử tìm xem bé có bị dị ứng với loại cây, hoa nào đó xung quanh nhà không nhé.


3. Sổ mũi đi kèm với sốt, ho…
Nếu có những triệu chứng như ho, sốt nhẹ, chảy nước mắt, sưng hạch bạch huyết ở cổ, đau mỏi, hắt hơi, chảy mũi xanh hoặc vàng, bé mắc phải cảm lạnh hoặc một vấn đề ở đường hô hấp trên.

Các loại thuốc có thành phần là paracetamol (acetaminophen), ibuprofen sẽ giúp làm giảm đau và hạ sốt.

Không khí khô hanh có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, nên nếu có thể, mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé.

Để phòng bệnh, mẹ nên rửa tay trước mỗi lần chăm sóc bé và rửa tay cho bé sau mỗi lần chơi đùa, bú mẹ hay ăn bột.

4. Sổ mũi khi bị cúm
Tình trạng sổ mũi gây ra bởi cúm sẽ đi kèm những triệu chứng như sốt, ho khan, mỏi mệt, đau đầu, ớn lạnh, chán ăn, chóng mặt, nôn và tiêu chảy.

Không giống như cảm lạnh, cúm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé. Một khi bạn thấy bé có dấu hiệu bị cúm, hãy đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và kê toa thuốc đúng với tình trạng của bé. Thông thường, các loại kháng sinh sẽ được sử dụng để tiêu diệt các virus gây bệnh.

Mẹ cần cho bé bú thật thường xuyên để tránh tình trạng mất nước. Nếu con đã đủ lớn để ăn dặm, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, vì tinh trạng mệt mỏi sẽ làm bé không có hứng thú với thực phẩm.

5. Sổ mũi do bị vướng dị vật bên trong
Nếu có vật lạ kẹt trong mũi bé, bạn sẽ thấy chỉ một bên lỗ mũi bị chảy mũi, dịch chảy ra có thể mang mùi khó chịu, mũi chảy máu và đau.

6. Sổ mũi do khói
Tiếp xúc với thuốc lá hay các loại khói đốt cũng có thể khiến bé bị sổ mũi kèm theo chảy nước mắt và ho. Mẹ nên lưu ý giữ con tránh xa những nơi có khói vì bé không những bị sổ mũi mà còn có thể gặp nhiều vấn đề về hô hấp nếu hít phải nhiều khói.

Trong đa số trường hợp, sổ mũi không phải là dấu hiệu đáng lo ngại. Tuy nhiên, khi bé bị chảy mũi xanh hay có lẫn máu, hoặc hít thở khó khăn, đó là lúc mẹ cần đưa bé đi khám, không thể tự ý điều trị tại nhà.

Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or