Khỏe re 9 tháng mang bầu

Trong thời gian mang thai, sự thay đổi lượng hormone nội tiết và suy giảm khả năng đề kháng khiến cơ thể mẹ bầu thường xuyên đối mặt với sự mệt mỏi và nguy cơ nhiễm bệnh.

Hãy xem xét cách phòng ngừa và chế độ dinh dưỡng khi bà mẹ mang thai nhiễm một số căn bệnh thông thường dưới đây:

Cảm cúm

 

Cảm cúm không phải là bệnh thông thường, dễ chữa nhưng dễ mắc và khi mẹ bầu nhiễm cúm nhiều khi phải đối mặt với những nguy hiểm khó lường, đặc biệt rất nhiều trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh do bà mẹ nhiễm cúm trong thai kỳ.

/data/article/mainimages/saveimages/img63787HMJEA-75295460-babau.jpg

* Phòng bệnh:

 

– Giữ vệ sinh cá nhân thường ngày, không nên kiêng cữ quá vì cơ thể không được làm sạch thường xuyên dễ là mầm mống để vi khuẩn tấn công.

– Rửa tay bằng xà bông thường xuyên để đề phòng vi khuẩn.

– Súc miệng nước muối loãng hàng ngày, đặc biệt là khi thức dậy và trước khi đi ngủ.

– Mẹ bầu cần hạn chế tập trung tại nơi đông người. Nếu cần thiết thì nên sử dụng khẩu trang y tế để đề phòng nguồn bệnh lây truyền. Nên tránh xa những người có biểu hiện ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi.

– Luôn giữ ấm cơ thể, chân tay dù bạn mang thai vào mùa nào. Mùa hè mẹ bầu mặc đồ thoáng mát, dễ thấm hút, đặc biệt không nên chiếu thẳng quạt vào người hoặc nằm phòng điều hòa quá lạnh. Khi ngủ nên sử dụng chăn mỏng đắp chân và dùng khăn quàng cổ.

– Khi thấy cổ họng có biểu hiện khò khè, xuất hiện đờm, chị em cần uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Lượng nước cần uống trong thời kỳ này thường là 2-3 lít nước/ngày. Ngoài ra, những cốc nước mật ong chanh muối hoặc nước gừng ấm sẽ rất hiệu quả trong việc sát khuẩn cổ họng và giảm triệu chứng khò khè.

– Mẹ bầu nên duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày từ 15-20 phút để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Khi có các dấu hiệu tiển triển bệnh như sốt cao, ho năng, ớn lạnh thì cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để kịp thời thăm khám và điều trị tích cực.

* Chế độ dinh dưỡng:

 

– Chế độ ăn hàng ngày của mẹ bầu nên gia giảm một số loại cây gia vị như hành, tỏi, đặc biệt là thời điểm giao mùa xuất hiện nhiều bệnh lây truyền.

– Tinh dầu trong hành, tỏi có hiệu quả đặc biệt trong việc sát khuẩn ,chống chọi với các vi khuẩn gây cảm cúm đồng thời tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể.

– Thực phẩm từ rau xanh và trái cây cũng cần được bổ sung hàng ngày trong bữa ăn của bà mẹ mang thai. Đây chính là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa và vitamin C có vai trò giúp cơ thể loại bỏ gốc tự do và tăng sức đề kháng trước sự tấn công của một số loại virus.

– Mẹ bầu cũng cần lưu ý chế độ ăn giàu protein vì trong thời gian mang thai nếu chị em để cơ thể thiếu hụt protein sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, từ đó tăng nguy cơ bị nhiễm cúm. Các thực phẩm từ thịt đỏ, trứng, cá là nguồn cung cấp protein lý tưởng.

Thiếu máu

 

Thực tế cho thấy có đến 50 % bà mẹ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt.

* Phòng bệnh:

 

– Chị em nên dùng viên sắt ngay khi biết mình đã có thai, lý tưởng hơn cả là sử dụng viên sắt từ 2 đến 3 tháng trước khi mang bầu. Trong quá trình uống, mẹ bầu nên dùng chung với nước cam, nước trái cây và ăn nhiều rau xanh để thuốc được hấp thụ tốt hơn.

– Dùng viên sắt bổ sung một cách đều đặn trong suốt thời gian mang thai và cho con bú.

– Nhiều người nghĩ rằng, cuộc sống hiện đại sẽ ít xuất hiện tình trạng giun sán, tuy nhiên tại nhiều địa phương khác nhau việc phòng chống giun móc và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn chưa được coi trọng. Giun móc chính là nguyên nhân đứng thứ 2 gây thiếu máu dinh dưỡng khá phổ biến ở nước ta.

* Dinh dưỡng:

 

– Phụ nữ mang thai cần ăn nhiều thịt đỏ vì đây chính là nguồn thực phẩm chứa nhiều sắt. Bên cạnh đó, cần bổ sung thịt gia cầm, cá, thịt lợn, các sản phẩm từ sữa, bột ngũ cốc… để bữa ăn t hêm phong phú.

– Một số chị em có thói quen ăn gan động vật cho cho rằng chúng có chứa rất nhiều sắt, tuy nhiên chỉ nên ăn hạn chế chúng còn chứa một lượng lớn vitamin A gây bất lợi cho sự hấp thu của cơ thể.

– Sau mỗi bữa ăn, mẹ bầu cần tránh uống trà hoặc cà phê vì chúng làm giảm sự hấp thu chất sắt.

9 tháng mang bầu chẳng ốm đau - 1

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cho mẹ bầu.
(ảnh minh họa)


Các bệnh phụ khoa

 

Do sự biến đổi của tuyến nội tiết trong thời kỳ mang thai nên đa số mẹ bầu rất dễ bị nhiễm các bệnh phụ khoa.

* Phòng tránh:

 

– Chú ý vệ sinh vùng kín hàng ngày với nước ấm một cách nhẹ nhàng. Lau chùi từ trước ra sau để tránh vi khuẩn ở hậu môn xâm nhập.

– Sử dụng đồ lót với chất liệu coton thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi, tránh dùng đồ lót làm từ sợi tổng hợp. Không nên mặc đồ bó sát, quá chật.

– Hiện tượng tiểu són trong thai kỳ khiến chị em khó chịu, tuy nhiên việc này không thể tránh khỏi, cần thay đồ lót hoặc miếng lót vệ sinh thường xuyên.

– Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo trong thai kỳ.

– Khi bị viêm nhiễm vùng kín, chị em cần đi khám chuyên khoa để được kê đơn sử dụng thuốc chính xác. Không nên tự ý mua thuốc hoặc dùng các loại dung dịch vệ sinh có nồng độ mạnh hoặc dùng quá nhiều vì nó có thể làm tình trạng viêm nhiễm của bạn thêm nặng hơn.

* Dinh dưỡng

 

– Hạn chế ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa đường

– Nên dùng tỏi và sữa chua hàng ngày vì đây chính là những thực phẩm rất có lợi đối với mẹ bầu trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Đa số chị em sử dụng thường xuyên sữa chua trong thai kỳ, khi bị nấm âm đạo thường chỉ ở dạng nhẹ và nhanh khỏi hơn những người ít ăn hoặc không ăn sữa chua.

– Ngoài ra chị em cần uống nhiều nước, ăn hoa quả, trái cây thường xuyên trong mỗi bữa ăn.

Phù nề

 

Có 90% phụ nữ mang thai gặp phải hiện tượng phù nề trong thai kỳ đặc biệt là 3 tháng cuối mang thai.

*Phòng tránh:

 

– Không nên đi giày dép quá chật, việc bạn thường xuyên phải thay đổi kích cỡ giày dép trong thời gian mang thai là chuyện bình thường vì vậy đừng quá tiết kiệm. Nếu có thể, tại nơi làm việc mẹ bầu nên đi dép trong nhà thay vì những đôi giày dép bít kín để chân luôn có cảm giác thoải mái, máu dễ lưu thông.

– Tạo thói quen ngâm chân nước ấm từ 10-15 phút trước khi đi ngủ. Tốt nhất mẹ bầu nên pha loãng một chút rượu gừng vào nước ngâm chân để tăng cường sức đề kháng, giữ ấm cho đôi bàn chân.

– Hạn chế đứng một chỗ quá lâu.

– Khi ngủ chị em nên gác chân lên gối cao để hạn chế tình trạng phù nề chân.

– Tập thể dục đều đặn, đặc biệt là yoga sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Thường xuyên massage và tập các động tác thư giãn, co duỗi chân.

* Dinh dưỡng:

 

– Thiết lập chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng. Uống nhiều nước. Ăn hoa quả, trái cây để cơ thể được cung cấp vitamin, đồng thời bổ sung các thực phẩm chứa protein, canxi, kẽm như thịt lợn, thịt bò, trứng, cá, sữa…

– Tuyệt đối tránh xa các loại đồ uống chứa cồn và cafein trong thời kỳ mang thai bị phù nề.

– Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều muối, chủ yếu là các loại đồ ăn sẵn, đóng hộp như xúc xích, thịt hun khói…

Tăng đường huyết

 

Đối với bà mẹ mang thai thường xuyên có lượng đường huyết cao hơn mức bình thường thì nguy cơ sinh mổ và các tai biến sản khoa cũng cao hơn bình thường. Đặc biệt thai phụ lớn tuổi, béo phì, huyết áp cao…thì khả năng tăng đường huyết là điều khó tránh khỏi.

* Phòng tránh:

 

Khi bạn có ý định mang thai  thì trước đó nên tư vấn bác sĩ chuyên khoa  để đưa ra chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe thực tế.

Mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết trong cơ thể, thông thường 6 tháng đầu mang thai nên kiểm tra 1-2 lần/tháng. Đối với người có nguy cơ mắc bệnh thì tần suất kiểm tra để kiểm soát lượng đường huyết càng nhiều hơn.

Sau khi ăn sáng, chị em nên đi bộ nhẹ nhàng để lượng đường huyết trở về trạng thái ổn định.

* Dinh dưỡng:

 

Mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo vì có thể dẫn tới tình trạng thai nhi bị béo phì bẩm sinh.

Tùy thuộc vào cân nặng của chị em trước khi mang thai, bình thường, ít cân hoặc thừa cân mà chế độ ăn trong thai kỳ cần được thay đổi cho phù hợp đảm bảo mẹ bầu không bị thừa cân béo phì và thai nhi khỏe nặng có cân nặng phù hợp.

 

 

theo: kienthucgiadinh

Leave a Reply

Or