Khám phá sự bộc lộ và phát triển cảm xúc của bé mới sinh

Ngay từ khi mới chào đời, bé đã thể hiện những tín hiệu giao tiếp bẩm sinh.

Những cái ngáp trong ngày đầu tiên của cuộc sống, một cái nhướn lông mày, tiếng khóc… là cách bé biểu đạt cảm xúc (mệt mỏi, khó chịu, ngạc nhiên…). Bé sẽ dần dần học được nhiều thứ qua thời gian hòa nhập với xã hội, như vẫy tay chào “bye bye” chẳng hạn.

Cách bé có cảm xúc 

Trong những năm đầu đời, bé thể hiện cảm xúc bằng cách sử dụng toàn bộ cơ thể. Khi đang tức giận, bé cong người lên, gào khóc và khua chân tay loạn xạ trên giường. Biểu hiện cảm xúc bằng ngôn ngữ cơ thể tiếp diễn đến khi bé 2 tuổi, sau đó ngôn ngữ giúp bé biểu đạt cảm xúc chính.

• Không nên nhầm lẫn biểu hiện và tính khí: một số bé có vẻ náo nhiệt hơn những bé khác nhưng điều đó không có nghĩa là bé “hư” hay “nghịch” hơn những bé khác.

• Bé và chuyện bắt chước: Điều này rất quan trọng khi bé học tập để bày tỏ cảm xúc. Bé phát triển khả năng này ngay khi bé bắt đầu chú ý đến cách mọi người xem và phản ứng. Nếu bé ghé sát mặt mẹ và thấy mẹ cười, bé cũng sẽ mỉm cười đáp lại. Thái độ này đôi khi vẫn tiếp tục vào tuổi trưởng thành. Một số người thậm chí cử động đôi môi khi họ đang lắng nghe chăm chú một người khác đang nói.

• Bé phản ứng khác nhau theo những người mà bé đang tương tác: Nếu anh (chị) chạm vào một em bé, bé em sẽ mở rộng đôi mắt của mình, lắng nghe cẩn thận và cố gắng bắt chước các bé lớn hơn. Tuy nhiên, khi mặt đối mặt với một người lớn, bé sẽ nhìn chăm chú hoặc trả lời khi được hỏi. Một bé có khả năng trả lời, sao chép cử chỉ và dần dần tìm hiểu chúng.

• Giúp bé biểu lộ cảm xúc tự nhiên: Nhiều bé có thể không biết làm thế nào để kiểm soát cảm xúc của mình chỉ đơn giản bởi vì bé không có ví dụ để làm theo.

Khám phá sự bộc lộ và phát triển cảm xúc của bé mới sinh 1

Những mốc phát triển cảm xúc chính

Phụ huynh cần phải ghi nhớ rằng mỗi cử chỉ và cảm xúc của bé tùy thuộc vào mốc tuổi, “chất lượng” giao lưu với bố mẹ và quá trình dạy dỗ mà bé nhận được. Những mốc này chỉ mang tính tham khảo:

1. Nụ cười (2-3 tháng tuổi): mỉm cười là một hình thức giao tiếp. Nó giúp bé biểu lộ cảm xúc tích cực trong tương lai và tương tác tốt hơn với những người khác.

2. “Ê, a” (3-6 tháng): bé học tập và thử nghiệm với âm thanh cơ bản. Ở đây, vai trò của cha mẹ là rất quan trọng. Hãy “ê, a” với em bé của bạn để kích thích giao tiếp.

3. Vẫy tay “bye, bye” (8-9 tháng): bé học được cách tương tác xã hội. Hành động này do bắt chước bố mẹ.

4. Đưa đồ vật (12-15 tháng): Em bé của bạn bắt đầu học đi. Bé không bắt chước một cách đơn thuần nữa mà bắt đầu bộc lộ nhiều phản ứng khác nhau. Nếu bạn chìa tay và yêu cầu, bé sẽ đặt một đồ vật vào lòng bàn tay cho bạn.

5. Hôn gió (15 tháng): giống như vẫy tay “bye, bye”, hôn gió là cách để bé tương tác với người khác. Nụ hôn còn là cách diễn đạt quan trọng về tình cảm, giúp bé có cảm xúc hơn.

6. Ôm (18 tháng): bé đang bắt đầu biểu đạt cảm xúc một cách rõ nét hơn. Bé ôm lấy mẹ, vỗ vỗ vai mẹ và bộc lộc cảm xúc tích cực hơn bao giờ hết.

7. Gọi mẹ trong đêm (18 tháng): thay vì khóc, bé bắt đầu biết gọi tên người thân yêu.

8. Không muốn ở lại một mình (18-24 tháng): con của bạn muốn được trợ giúp để không cảm thấy bị bỏ rơi. Bé trở nên ít độc lập hơn và ngay khi bị để lại một mình, bé sẽ khóc to hoặc có hành động phản đối.

 

 

theo: afamily

Leave a Reply

Or