Khác biệt rõ rệt giữa một đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ cần dỗ dành mới ngủ được, không chỉ là IQ mà còn nhiều yếu tố khác

Nuôi một em bé có khả năng tự ngủ từ nhỏ, bố mẹ sẽ nhàn hơn rất nhiều. Không những thế, giấc ngủ còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác trong quá trình lớn lên của một đứa trẻ.

Người mẹ Trung Quốc họ Lôi dạo gần đây thường đi làm với đôi mắt thâm quầng thấy rõ. Đồng nghiệp tưởng cô thức khuya xem phim nhưng hỏi ra mới biết nguyên nhân là do cô thường xuyên phải dỗ con ngủ. Cô Lôi cho biết cô có 2 bé sinh gần nhau, 1 trai, 1 gái nhưng cậu con trai ngủ không ngoan như cô chị.

Trong khi cô con gái lớn ngoan ngoãn, biết điều cứ tối tối đến giờ đi ngủ là lên giường, không cần ai dỗ dành, ru ngủ cũng có thể tự ngủ ngon thì cậu con trai lại trái ngược hoàn toàn. Cậu bé nghịch ngợm từ nhỏ, đêm nào cũng lục xục thức giấc, tối thì chơi đến khuya vẫn chưa ngủ, ngày nào mẹ cũng phải dỗ dành cả tiếng mới chìm vào giấc ngủ.

3 điểm khác biệt giữa 1 đứa trẻ ngủ ngoan và đứa trẻ ngủ kém

Người mẹ nào cũng mong con mình ngoan ngoãn như thiên thần, có thể tự ngủ mà không cần bế ẵm, hát ru, rung lắc… song không phải em bé nào cũng được như thế. Hai con của cô Lôi là ví dụ điển hình. Cô cho biết con gái lớn có nếp ngủ ngoan từ bé, còn cậu con trai dù mẹ giở đủ chiêu ru ngủ thì nếp ngủ vẫn đứt quãng, lớn rồi mà đêm vẫn dậy mấy lần, rất khó vào giấc mỗi khi lên giường đi ngủ.

Khác biệt rõ rệt giữa một đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ cần dỗ dành mới ngủ được, không chỉ là IQ mà còn nhiều yếu tố khác - Ảnh 1.
Có những đứa trẻ 2 – 3 tuổi vẫn thường xuyên thức giấc trong đêm (Ảnh minh họa).

Nếp ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không chỉ tác động trực tiếp tới sự vất vả của người mẹ mà theo các chuyên gia tâm lý, một em bé ngủ ngoan và một em bé ngủ kém có sự khác biệt đáng kể về nhiều yếu tố khi lớn lên:

1. Khác biệt về chỉ số IQ và chiều cao

Đứa trẻ thường xuyên cần bố mẹ dỗ dành khi đi ngủ có thể do đã phụ thuộc vào bố mẹ quá nhiều, càng lớn càng dễ gặp phải các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như: ngủ muộn, khó đi vào giấc ngủ. Hiện tượng này kéo dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Đứa trẻ đó cũng không thể ngủ sâu giấc, ảnh hưởng đến quá trình tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ, không tốt cho sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ.

Trái lại, một đứa trẻ có nếp ngủ đều đặn, khả năng tự ngủ từ bé, chúng có thể tiếp tục duy trì thói quen tốt này khi lớn lên. Chất lượng giấc ngủ của những đứa trẻ này cũng tốt hơn, bộ não và cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn trong khi ngủ, nhờ đó cơ thể phát triển tốt hơn, trí thông minh cũng được kích thích tối đa.

Khác biệt rõ rệt giữa một đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ cần dỗ dành mới ngủ được, không chỉ là IQ mà còn nhiều yếu tố khác - Ảnh 2.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra những đứa trẻ có giấc ngủ không đều đặn, hay đi ngủ muộn cũng có khả năng phản ứng và nhận thức kém hơn các trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt. Cụ thể, theo nghiên cứu về ảnh hưởng của giấc ngủ đối với trí nhớ từ Đại học Y Harvard (Mỹ), kết quả cho thấy trí nhớ của những đứa trẻ đi ngủ muộn kém hơn rất nhiều so với những đứa đi ngủ sớm. Hệ thống thần kinh trong vỏ não quyết định chất lượng trí nhớ. Trẻ ngủ muộn trong thời gian dài sẽ chậm phát triển trí não hơn, hoạt động của hệ thần kinh kém dần, dẫn tới khả năng đọc thông tin và trí nhớ không tốt

2. Tác động đến sự tự lập

Những đứa trẻ thường xuyên phải bố mẹ ru ngủ từ bé khi lớn lên, khả năng tự lập sẽ kém hơn, thiếu kĩ năng quản lý thời gian, chúng luôn cần bố mẹ sắp xếp, đốc thúc mọi việc. Dần dần, chúng hình thành tâm lý ỷ lại vào cha mẹ, sống dựa dẫm người khác.

Trong khi đó, các bé có thể tự ngủ từ sớm có khả năng tự biết điều chỉnh hành vi, ý thức cao vè thời gian, phát triển tính tự lập và khả năng thích ứng với môi trường mạnh mẽ.

3. Khác biệt về tính cách

Những em bé biết tự ngủ từ sớm có xu hướng trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn hơn, không cần sự kỉ luật quá mức của cha mẹ. Ngược lại, những bé cần cha mẹ dỗ dành khi ngủ trong thời gian dài thường có tích cách nóng nảy, hay gây ra nhiều rắc rối khi lớn lên.

Khác biệt rõ rệt giữa một đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ cần dỗ dành mới ngủ được, không chỉ là IQ mà còn nhiều yếu tố khác - Ảnh 4.
Sự kiên nhẫn của cha mẹ khi rèn con tự ngủ những ngày đầu là một trong những yếu tố quyết định thành công của việc luyện ngủ cho bé (Ảnh minh họa).

Muốn giúp bé tự ngủ từ sớm, cha mẹ lưu ý 2 việc sau:

Duy trì giấc ngủ đều đặn, đi ngủ sớm là yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ sơ sinh chưa thể ngủ ngoan suốt đêm nhưng cha mẹ cần quan tâm điều chỉnh và hình thành nếp ngủ ngoan cho trẻ càng sớm càng tốt.

Cụ thể là bố mẹ nên giúp bé tự ngủ và ngủ trọn giấc từ khoảng 3 – 4 tháng tuổi để tạo tiền đề cho trẻ phát triển tối ưu về mọi mặt.

1. Tạo môi trường ngủ thoải mái cho trẻ

Môi trường ngủ cho trẻ phải yên tĩnh, có nhiệt độ phù hợp, ánh sáng dịu nhẹ, những yếu tố này sẽ giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng. Trẻ nhỏ cần ngủ càng nhiều càng tốt nên cha mẹ cần nhớ cho bé đi ngủ sớm và duy trì thời gian ngủ cố định mỗi ngày để hình thành thói quen. Tránh cho trẻ chơi game, xem điện thoại, tivi hay vận động mạnh sát giờ ngủ sẽ khiến trí não bé bị kích thích, khó đi vào giấc ngủ.

2. Kiên trì

Giai đoạn đầu rèn con ngủ tự lập, bé có thể khóc dữ dội. Lúc này, nhiều người xót con dễ dàng bỏ cuộc hoặc thỏa hiệp ngay, bế con lên lập tức. Một khi đã bắt tay vào rèn con ngủ nề nếp, cha mẹ cần có sự quyết tâm và kiên trì cao, không nên bỏ cuộc giữa chừng. Trẻ nhỏ rất nhanh quen nên chỉ cần vượt qua được cảm xúc lo lắng những ngày đầu, bé sẽ dễ dàng quen với việc tự ngủ mà không cần bố mẹ ôm ấp, vỗ về.

Theo Afamily

Leave a Reply

Or