Khác biệt “kinh điển” về “tuổi thơ dữ dội” của mẹ và các con

Đã bao giờ bạn ngồi nhớ lại thời thơ ấu của mình và thấy rằng nó thật khác so với những gì các con đang trải qua?

Hãy cùng tìm lại những khoảnh khắc tuổi thơ mà bạn đã trải qua với những câu chuyện “kinh điển” về thời “khi xưa ta bé” của mẹ và con qua những so sánh hài hước dưới đây nhé!

1. Không thắt dây an toàn

Tôi không nhớ mình đã ngồi thế nào trên xe ô tô. Nhưng tôi vẫn nhớ mình đã nằm dài trên băng ghế sau rồi lăn xuống gầm xe, tôi còn đứng và nhảy, thậm chí là trồng cây chuối trên ghế. Mẹ có nhắc nhở nhưng mọi chuyện vẫn đâu đóng đấy.

Khác biệt "kinh điển" về "tuổi thơ dữ dội" của mẹ và các con 1

Còn lũ trẻ của tôi thì sao? Không hành động nào trong số đó được phép xảy ra dù chỉ một lần.

2. Không mũ bảo hiểm

Khác biệt "kinh điển" về "tuổi thơ dữ dội" của mẹ và các con 2

Dì tôi (chỉ lớn hơn 6 tuổi) thường “chở” tôi khắp phố trên một chiếc xe kéo được gắn vào xe đạp của dì bằng một sợi dây thừng. Không có luật lệ nào về mũ bảo hiểm, chúng tôi thường rong ruổi như thế cả ngày.

Khác biệt "kinh điển" về "tuổi thơ dữ dội" của mẹ và các con 3

Mỗi khi xuống dốc, chiếc xe lao với tốc độ “phi mã”, dì thường hét lên “Bóp phanh đi con” nhưng thực tế là không có chiếc phanh nào, chúng tôi chỉ dừng lại khi va vào đâu đó và bật tung ra ngoài. Đó là những khoảng thời gian rất vui vẻ.

Còn lũ trẻ của tôi thì sao? Tôi thậm chí có ý nghĩ muốn chúng đeo mũ bảo hiểm cả khi ngồi vào bàn ăn vì biết đâu chúng sẽ bị ngã từ trên ghế.

3. Không biển cấm trẻ em

Khác biệt "kinh điển" về "tuổi thơ dữ dội" của mẹ và các con 4

Những chất tẩy rửa độc hại được khuyến cáo không nên đụng vào nhưng vì không có cảnh báo cấm trẻ em nào trên bao bì nên chúng tôi vẫn thường xuyên lôi chúng ra nghịch ngợm đủ trò.

Còn lũ trẻ của tôi thì sao? Bất cứ thứ gì có vẻ nguy hiểm đều được để trên cao, thậm chí là cất trong những tủ khóa hay những địa điểm bí mật để các con không thể tìm thấy và đôi khi tôi còn nghĩ đến chuyện ngăn cách chúng bằng những “bức tường laser”.

4. Thử cảm giác bay

Khác biệt "kinh điển" về "tuổi thơ dữ dội" của mẹ và các con 5

Tôi có một chiếc xích đu được sơn màu xanh, đỏ sặc sỡ. Một trong những trò chơi yêu thích của tôi là đu cao nhất có thể, nhiều lúc cao hơn cả thanh sắt trên cùng. Tôi cũng vô cùng thích cảm giác nhảy xuống đất khi xích đu đang lên. Thường thì tôi “hạ cánh” trên đôi chân, nhưng không phải lúc nào cũng thế và bị bong gân là chuyện không hiếm gặp.

Còn lũ trẻ của tôi thì sao? Không có chiếc xích đu nào cả, ít nhất là khi chúng trong tầm mắt của tôi. Và thực tế là chúng không lúc nào “thoát khỏi” chiếc camera mang tên tôi.

5. Những chiếc cầu bập bênh

Bạn có nhớ những chiếc cầu bập bênh?

Khác biệt "kinh điển" về "tuổi thơ dữ dội" của mẹ và các con 6

Tôi nhớ ngày trước, có một cậu bé rủ tôi chơi bập bênh? Tất nhiên tôi vui mừng ra mặt, tự nhủ cậu ta sẽ thích tôi cho mà xem. Nhưng kết quả là chiếc răng cửa của tôi cũng theo đó mà ra đi.

Khác biệt "kinh điển" về "tuổi thơ dữ dội" của mẹ và các con 7

Còn lũ trẻ của tôi thì sao? Ít nhất những chiếc bập bênh bây giờ cũng nhỏ hơn và có hệ thống đẩy, kéo đảm bảo. Nhưng cũng đâu có thể chắc chắn rằng nó sẽ không gây ra hậu quả bất ngờ với hàm răng của các con. Do đó hiện tại đối với tôi, nó không còn là một chò trơi tốt nữa.

6. Sự tự do

Khác biệt "kinh điển" về "tuổi thơ dữ dội" của mẹ và các con 8

Điều tôi nhớ rõ nhất là tôi sẽ “chạy tót” ra khỏi nhà ngay khi bữa sáng kết thúc.

Tội chạy nhảy khắp nơi, đôi khi với lũ bạn hàng xóm, đôi khi tự chơi một mình. Trò yêu thích của tôi là vượt qua con lạch gần nhà bằng những “cây cầu” tự chế.

Khác biệt "kinh điển" về "tuổi thơ dữ dội" của mẹ và các con 9

Tôi bắt những chú rùa mà không quan tâm chúng có mang theo bệnh tật gì không?

Hay lướt trên vỉa hè rồi nhảy xuống lòng đường trên những đôi giày trượt.

Khác biệt "kinh điển" về "tuổi thơ dữ dội" của mẹ và các con 10

Và chỉ dừng lại khi đâm vào bụi rậm nào đó.

Thậm chí tôi quên cả bữa trưa vì mải mê với các trò vui cả ngày.

Khác biệt "kinh điển" về "tuổi thơ dữ dội" của mẹ và các con 11

Chỉ về nhà khi được gọi lúc trời đã tối mịt.

Còn lũ trẻ của tôi thì sao? Không có chuyện tự do ra khỏi nhà, ít nhất là đến khi tôi thấy chúng đủ lớn.

Nhân vật “tôi” trong bài viết là Amber Dusick – một bà mẹ của hai cậu con trai.

Trên blog cá nhân của mình cô chia sẻ cuộc sống gia đình, những “gia vị” đáng nhớ của hành trình làm mẹ, về tình yêu và hạnh phúc qua nét vẽ nháp nguệch ngoạc và hài hước.

Cô tâm sự: “Công việc làm mẹ bận rộn cứ cuốn trôi tôi đi, trong khi tôi không thể thuê một nhiếp ảnh gia kè kè bên cạnh mình để ghi lại mọi khoảnh khắc đáng nhớ mà tôi đang có với gia đình mình, vì thế, tôi bắt đầu vẽ nhanh, những bức vẽ có thể là xấu xí nhưng nó đã giúp tôi ghi lại những kỉ niệm một cách chân thực nhất”.

Theo Tri thức Trẻ

Leave a Reply

Or