Hướng dẫn chi tiết giặt tã vải cho bé đúng cách

Bên cạnh tã giấy cho bé đang phổ biến nhất hiện nay thì tã vải cũng được nhiều mẹ ưa chuộng vì có thể sử dụng và giặt bình thường như quần áo bé mặc hàng ngày. Vì chất liệu hoàn toàn bằng vải tự nhiên nên rất dễ giặt. Nhưng không phải mẹ nào cũng biết giặt như thế nào cho đúng cách.

Những ai lần đầu lên chức bố mẹ sẽ gặp nhiều vấn đề khi sử dụng tã vải cho trẻ, đặc biệt là nỗi sợ “rất lớn” việc giặt giũ chúng. Nhưng thật ra công việc ấy đơn giản và dễ dàng hơn bạn nghĩ nhiều đấy. Có rất nhiều cách để giặt tã cho trẻ, nhưng cách “giặt khô” đề cập bên dưới tỏ ra có hiệu quả hơn cách “giặt ướt” (ngâm tã vào trong một xô nước trước khi cho vào máy giặt) thông thường.

Làm thế nào để “giặt khô”?

Bước đầu tiên tất nhiên là cho tã bẩn vào xô hay thùng đựng tã khử mùi chuyên dụng. Xả chất thải trên tã vào bồn cầu và bỏ tã bẩn vào trong xô khô ráo có lót lớp vải chống thấm nước (bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ chỗ bán tã vải nào nhé). Để giữ cho mùi hôi ở mức tối thiểu, bạn có thể rắc một chút thuốc muối (thuốc muối được dùng trong chế biến thức ăn và làm các loại bánh, ngoài ra còn được dùng để nấu chè đậu đen cho đậu mềm nhanh. Có thể mua ở các nhà thuốc tây giá khoảng 7.000 VND /lọ 100g) hoặc nhỏ một giọt tinh dầu vào tã, cũng có thể đặt một đĩa khử mùi ở dưới đáy xô đều được.

 
 Cần giũ xơ tã lót cho bé trước khi cho vào máy giặt
 
Cho tã vào máy giặt. Hãy cho cả lớp vải chống thấm vào máy giặt nữa nhé.Ngâm tã bẩn trong máy giặt.
Bước làm sạch đầu tiên là ngâm tã trong nước lạnh (tránh ngâm trong nước nóng vì sẽ để lại vết ố váng trên tã). Bạn có thể ngâm bao lâu tùy thích, thậm chí là để qua đêm hoặc có thể chuyển nhanh tới bước giặt.
Giặt tã bẩn. Sau khi đã được ngâm nước lạnh, bạn chuyển qua giặt tã bằng nước ấm nhé. Nhớ cho chất tẩy rửa vào trước, nhưng chỉ dùng khoảng ¼ đến ½ số lượng bình thường. Điều này giúp tránh dùng dư, có thể làm cho tã vải bốc mùi, giảm độ hấp thụ và rút ngắn tuổi thọ của chúng, ngoài ra còn tránh làm kích thích vùng da bên dưới của bé nữa. Thêm vào một chút thuốc muối để làm trắng vải và khử mùi. Chỉ nên giặt bằng nước ấm một lần duy nhất để tránh làm hỏng vải.
 
                Tã vải sử dụng nhiều lần sẽ tiết kiệm và bảo vệ môi trường hơn tã giấy dùng một lần
Ngâm lại một lần nữa. Hãy ngâm số tã một lần nữa để đảm bảo không còn chất tẩy rửa nào còn sót lại. Bạn cũng có thể thêm vào nửa chén dấm trắng để giúp hấp thụ lượng chất tẩy rửa dư (nhớ gỡ lớp ngoài của một số loại tã, bởi vì các axit có thể làm hỏng lớp chống thấm nước của chúng). Cách để nhận biết đã làm sạch hoàn toàn xà phòng: nhìn vào bên trong máy giặt sau lần ngâm thứ hai. Nếu bạn thấy còn nổi bọt xà phòng, hãy ngâm thêm một lần nước nữa và sử dụng ít chất tẩy rửa trong lần tới.
Kiểm tra bằng cách ngửi. Sau lần ngâm thứ hai, tã vải sẽ có mùi thơm và sạch. Nếu vẫn còn mùi, bạn hãy ngâm thêm một lần nữa cho sạch hẳn mùi. Để hạn chế việc phải ngâm và xả xà phòng, bạn hãy tìm mua những loại xà phòng hay dung dịch giặt tẩy dành riêng cho đồ sơ sinh.
Phơi tã. Phơi tã bằng dây có thể giúp giảm chi phí và thân thiện với môi trường hơn là sấy khô bằng máy. Nếu nhà bạn không có không gian để phơi tã, hãy sấy khô tã theo hướng dẫn của hãng.
 Phơi tã cho bé dưới trời nắng để loại bỏ mùi hôi ,vi khuẩn và nấm

Làm sạch lớp bọc của tã

Lớp bọc của tã không cần phải giặt kĩ càng như tã – nhưng hãy giặt sạch chúng khi bốc mùi hoặc bé đi nhiều. Làm theo hướng dẫn của mỗi hãng. Tùy thuộc vào vải và nhãn hiệu, bạn có thể giặt và sấy khô chung với tã.

Nếu lớp bọc tã giấy làm bằng len, hãy giặt tay với nước lạnh có chứa lanolin. Lanolin là chất tự nhiên trong len chống thấm nước, vì vậy nếu bạn gạt nó đi, tã lót sẽ bị rỉ. Sau khi bạn đã rửa sạch, vắt hết nước và phơi khô.

 Một số lưu ý dành cho các mẹ:

Giặt tã vải với chất tẩy rửa khác nhau có thể giúp bạn tìm ra loại nào phù hợp với tã đó nhất và có thể bạn sẽ cần một loại chất tẩy rửa đặc biệt phù hợp với da của bé. Đây là cách để thu hẹp lựa chọn khi bạn thử:

        • Không sử dụng chất tẩy rửa có lượng hóa học cao. Tránh sử dụng bất kỳ chất tẩy rửa làm trắng hoặc có enzym tẩy trắng hay xà phòng nguyên chất nào, vì chúng có thể làm giảm tuổi thọ tã, làm kích thích vùng da nhạy cảm của bé và làm hỏng khả năng chống thấm nước của tã và bọc.

Giặt tã của bé với loại xà phòng hay chất tẩy rửa dịu nhẹ   

        • Sử dụng loại chất tẩy rửa không mùi. Chất tẩy càng ít mùi thơm thì càng giảm được nguy cơ bị hăm tã.
• Không sử dụng chất làm mềm vải vì nó làm giảm sự thấm hút của tã.
• Hãy đọc kĩ thông tin trên bao bì. Kể cả khi một chất tẩy rửa được quảng cáo là chất “tự nhiên” thì bạn cũng phải kiểm tra kỹ thành phần để chắc chắn rằng nó hoàn toàn không chưa chất làm trắng, thuốc nhuộm, chất làm mềm vải, nước hoa và thuốc tẩy mạnh.

Theo belliblossom.com.vn

Leave a Reply

Or