Hơn 2 tháng sau sinh thường, mẹ hốt hoảng khi lôi ra từ cơ thể vật thể lạ

Vật thể lạ trôi ra từ trong người sản phụ 2 tháng sau sinh khiến bà mẹ trẻ vô cùng sốc.

Khi sinh con, bà mẹ chắc hẳn luôn đặt trọn niềm tin vào bác sĩ bởi họ là người có chuyên môn và sẽ giúp đỡ mẹ đón con khỏe mạnh, suôn sẻ. Vậy nhưng nghề nghiệp nào cũng không thể tránh khỏi những sơ sót và bác sĩ sản khoa cũng vậy.

Sơ sót trong phẫu thuật có thể xảy ra ở bất cứ đâu 

Gần đây, một bà mẹ trẻ tên Tan (17 tuổi, sống tại Thái Lan) đã cực kỳ sốc khi phát hiện ra vật thể lạ trôi ra từ trong người 2 tháng sau sinh.

Ngày 18/6 vừa qua, Tan sinh bé đầu lòng bằng phương pháp sinh thường. Sau sinh 3 ngày, cô được ra viện và hoàn toàn khỏe mạnh. Vết thương duy nhất trên người cô là một vết rạch tầng sinh môn không quá dài.

Những ngày sau đó, Tan cảm thấy vết rạch hơi đau đớn nhưng cô nghĩ đó là chuyện ai cũng phải trải qua. Sau đó cô có đi khám nhưng bác sĩ cũng chỉ khuyên sử dụng thuốc giảm đau.

hon 2 thang sau sinh thuong, me hot hoang khi loi ra tu co the vat the la - 1

Tan sinh con bằng phương pháp đẻ thường cách đây hơn 2 tháng.

Tuy nhiên, đến ngày 28/8, hơn 2 tháng sau sinh, cô hốt hoảng phát hiện sự thật bất ngờ. “Hôm đó tôi thấy cơn đau kinh khủng đến mức tôi đứng ngồi không yên. Tôi luôn cảm thấy có thứ gì đó cấn cấn ở phía dưới. Sau đó, tôi đi vào phòng vệ sinh và phát hiện có một miếng gạc chuẩn bị rơi ra từ trong người. Nó đen sì và bốc mùi“, Tan chia sẻ với tờ Phuket News.

Ngay sau đó, Tan đến bệnh viện để khám. Bác sĩ cho biết tử cung cô không bị tổn thương gì và chỉ cần uống thuốc kháng sinh.

“Bác sĩ đã quên gạc trong người tôi trong hơn 2 tháng. Thật may mắn khi vết thương không bị nhiễm trùng”, Tan viết trên mạng xã hội. Cô cũng cảnh báo những người phụ nữ khác về khả năng rơi vào trường hợp tương tự và khuyên họ nên chọn một bệnh viện uy tín khi sinh con.

hon 2 thang sau sinh thuong, me hot hoang khi loi ra tu co the vat the la - 2

Cô đã rất sốc khi lấy ra cả một miếng gạc từ trong cơ thể.

Vào ngày 30/8, sở y tế tỉnh Phuket đã chính thức xin lỗi Tan về sai lầm của nhân viên trong ngành. Tiến sĩ Jirapan Taepan, giám đốc sở cũng thừa nhận sai sót này xảy ra trong một bệnh viện chính phủ và đảm bảo Tan sẽ được bồi thường hợp lý.

Trên thực tế, các sai sót trong y tế cũng có thể xảy ra ở các nước phát triển. 6 tháng trước, một phụ nữ 42 tuổi ở Nhật Bản đã gặp vấn đề tương tự. Suốt 3 năm, cô thường xuyên bị đầy hơi nên trong một lần khám, bác sĩ quyết định chụp CT để tìm ra vấn đề.

Và họ đã phát hiện ra có hai khối “vật thể lạ” trong bụng. Sau khi phẫu thuật để loại bỏ hai khối này, bác sĩ nhận thấy đây là hai miếng gạc phẫu thuật.

Các bác sĩ cũng suy đoán hai miếng gạc này được quên trong bụng người phụ nữ sau khi mổ lấy thai bởi ngoài 2 lần sinh mổ, cô chưa từng có ca phẫu thuật vùng bụng hay vùng chậu nào khác.

Lần đầu cô sinh mổ là năm 2009, lần thứ 2 là năm 2012, điều này đồng nghĩa với việc miếng gạc đã ở trong cơ thể cô ít nhất 6 năm. May mắn thay, sau khi loại bỏ nó ra, cô không thấy có vấn đề gì khác về sức khỏe và được ra viện sau 5 ngày.

hon 2 thang sau sinh thuong, me hot hoang khi loi ra tu co the vat the la - 3

Hai miếng gạc bị quên trong cơ thể một người phụ nữ Nhật Bản ít nhất 6 năm sau ca mổ lấy thai.

Khi nào mẹ cần cảnh giác, có thể có “vật thể lạ” sót lại sau sinh? 

Một cuộc khảo sát được tiến hành vào năm 2013 cho thấy những tai nạn do sơ sót của bác sĩ khi phẫu thuật là khá hiếm gặp, tỉ lệ chỉ từ 1/5500-1/18670. Tuy nhiên, trong đó thì phẫu thuật sản phụ khoa lại có nguy cơ gặp phải tình huống này cao hơn.

Tiến sĩ Fizan Abdullah giải thích rằng nguyên nhân là do các bộ phận cơ thể trong khu vực xương chậu thường khó quan sát hơn và có nhiều khoảng trống để khiến các vật xốp, nhỏ bị kẹt lại.

Chính vì vậy, sau sinh mẹ nên lưu ý các triệu chứng lạ trong cơ thể, nếu có những vấn đề sau thì nên đi khám lại để đảm bảo an toàn:

– Đau ở vết mổ, vết rạch, đặc biệt là khi đau nghiêm trọng hoặc dai dẳng.

– Đầu hoặc chân bị đau nặng.

– Bụng khó chịu, đầy hơi kéo dài.

– Dịch chảy ra từ vết thương có màu thâm đen hoặc đỏ thẫm.

– Gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động cơ bản như thở, ăn, nuốt.

– Sưng hạch bạch huyết, đặc biệt là ở khu vực háng, nách, cổ.

– Nhiều ngày sau sinh vẫn không thấy khỏe lên, thường xuyên bị đau đớn, mệt mỏi.

Theo Minh An (Dịch từ TAP) (Khám phá)

Leave a Reply

Or