Học cách dạy con của người Nhật qua văn hoá cúi đầu chào.

Ai cũng biết Nhật Bản là đất nước rất coi trọng giáo dục và nền văn hoá của họ. Con người Nhật ngay từ nhỏ đã được dạy dỗ những cách cư xử rất tốt, nổi bật là văn hoá cúi đầu chào.

Học cách dạy con của người Nhật qua văn hoá cúi đầu chào.
Văn hoá cúi đầu chào khi ngồi của người Nhật. Ảnh: internet.

Văn hoá cúi đầu chào đã trở thành một phong tục từ xa xưa của họ, mỗi đứa trẻ từ khi mới sinh ra đều được dạy cách cúi chào.

Văn hoá cúi chào của người Nhật được ứng dụng rất nhiều trong đời sống giao tiếp với nhiều ý nghĩa khác nhau. Cúi chào với người lớn thể hiện sự kính trọng; cúi chào với người lạ thể hiện lời chào, lời giới thiệu; Cúi chào với người giúp đỡ bày tỏ lòng cảm ơn; Cúi chào khi làm sai thể hiện lời xin lỗi chân thành.

Ở Nhật bạn đi ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào, từ già tới trẻ bạn đều gặp những cách ứng xử văn minh này.

Hay trong những ngày vừa qua nổi cộm lên vấn đề nhân viên ở cây xăng Nhật cúi chào khách hàng và lau kính cho khách lại bị cho là “làm màu”. Tôi không hề thấy màu mè, các bạn cần sống văn minh hơn, cần biết học tập những cái tốt từ nước bạn, hãy biết tiếp thu tinh hoa văn hoá. Nếu bạn biết nghĩ theo chiều hướng tốt thì nó sẽ tốt và ngược lại.

Quay lại vấn đề dạy con, trẻ em Nhật được dạy rất kĩ về văn hoá cúi chào. Cúi chào có 2 tư thế chính là ngồi và đứng.

Khi ngồi, 2 đầu gối cần khéo vào với nhau, úp sát mu bàn chân xuống sàn nhà và đặt 2 bàn tay xuống sàn khi cúi chào ai đó.

Khi đứng, lưng và chân cần phải thẳng, nó thể hiện sự tôn trọng của người chào đối với người được chào và cũng là thể hiện tính cách thẳng thắn của người chào.

Ngoài ra, người Nhật còn dạy con ngay từ nhỏ phải biết nhiều quy tắc khác như nói cảm ơn, xin lỗi, giúp đỡ mọi người,…

Học cách dạy con của người Nhật qua văn hoá cúi đầu chào.
Hoàng tử nước Nhật thực hiện văn hoá cúi đầu chào. Ảnh: internet.

9 quy tắc bạn cần học hỏi người Nhật để dạy con tốt hơn bạn cần biết:

  1. Khi được ai giúp đỡ hoặc cho cái gì luôn nói “Cảm ơn”. Khi biết mình có lỗi phải biết nói “Xin lỗi”.
  2. Luôn im lặng và không được ngắt lời khi cha mẹ, người khác đang nói.
  3. Muốn nói điều gì với một ai đó không được nói từ đằng xa hoặc nói vọng ra mà cần đến tận nơi người đó rồi nói.
  4. Khi được cho, tặng món đồ gì cũng cần vui vẻ, thoải mái nhận món quà, không quên nói lời “Cảm ơn” với họ.
  5. Khi muốn đi đến nơi nào đó nhưng lại bị người khác chắn đường, cần đi vòng đằng sau, đi thật nhẹ nhàng.
  6. Ở những nơi công cộng như trạm xe buýt, xe điện, cửa hàng, siêu thị hay bất cứ đâu, luôn xếp hàng chờ tới lượt, không được chen lấn, xô đẩy. Cha mẹ và người lớn sẽ là người làm gương cho các bé.
  7. Dù là ai, kể cả trẻ con cũng không được thiên vị, cần biết giữ im lặng nơi cộng cộng, đặc biệt những nơi có người già, người bệnh.
  8. Khi ăn uống, nếu bé làm rơi vãi trên nền nhà, bé cần tự giác nhặt lên, không cần cha mẹ phải nhắc nhở và không được phép nhờ người khác làm hộ bé.
  9. Luôn làm những việc tốt, giúp đỡ mọi người dù là người thân hay người lạ. Vì đối với người Nhật việc đem hạnh phúc cho người khác là cách để mang niềm vui cho chính bản thân họ.

Hãy luôn dạy con những điều hay ý đẹp để con trở thành một công dân tốt, xã hội thêm trong sạch, văn minh.

Nguồn: Dayconkieunhat

Leave a Reply

Or