Hình thành kỹ năng từ chối cho trẻ

Từ chối là một trong những kỹ năng cần thiết cho trẻ giống như việc cám ơn và xin lỗi. Giáo dục cho trẻ kỹ năng từ chối góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách của trẻ sau này.

Dạy cách từ chối là cách tốt nhất để giáo dục nhân cách và đạo đức cho trẻ. Đồng thời, nó giúp trẻ tự tin hơn, ứng xử linh hoạt hơn trong các tình huống thường gặp trong cuộc sống.

Tuy vậy, không ít bậc phụ huynh gặp rất nhiều khó khăn khi dạy trẻ kỹ năng này. Bởi không có một khuôn mẫu cụ thể cho việc từ chối. Tuy nhiên, có một vài nguyên tắc mà các bậc cha mẹ cần phải tuân thủ khi dạy trẻ cách từ chối một ai đó hoặc một cái gì đó.

Trước hết, cần xác định, khi nào thì trẻ cần phải từ chối? Về nguyên tắc, có một số trường hợp sau, trẻ cần phải từ chối mà không cần hỏi ý kiến bố mẹ.

Hình thành kỹ năng từ chối cho trẻ
Thứ nhất: một người lạ mời con ăn, tặng quà hoặc rủ con đi chơi. Nhiều trường hợp, trẻ bị bắt cóc tống tiền hoặc trở thành nạn nhân của bọn buôn người vì chấp nhận lời rủ rê của họ.

Thứ hai, món quà quá đắt tiền hoặc không phù hợp với những điều mà cha mẹ vẫn dạy con hàng ngày. Chẳng hạn, tặng những đồ chơi kích động bạo lực cho trẻ.

Thứ ba, lời đề nghị không phù hợp với truyền thống văn hóa của gia đình hay của cộng đồng như việc đi chơi về quá khuya, bỏ đi xa vài ngày hay sử dụng các chất gây nghiện…

Thứ tư, khi trẻ còn quá nhỏ, việc được sự đồng ý của cha mẹ trước khi nhận lời một điều gì đó là yêu cầu bắt buộc. Chỉ khi trẻ đã đủ khả năng nhận thức, cha mẹ mới không cần phải “giám sát” quá chặt chẽ vấn đề này.

Trẻ nên từ chối bằng cách nào?

Trước hết, cần dạy trẻ cách cám ơn khi được tặng quà hay khi nhận được một lời mời mọc. Cám ơn là một trong những hình thức ghi nhận lòng tốt của người khác đối với mình. Đây là việc làm cần thiết, thể hiện sự tôn trọng đối với người tặng quà hoặc đề nghị trẻ. Đó cũng là cách hạn chế cảm xúc bị “sốc” khi bị từ chối của người khác.

Tiếp đó, trẻ nên đưa ra lời từ chối mà không nhận xét bất cứ điều gì về món quà hay lời đề nghị. Bởi khi đưa ra lời khen về món quà hay lời đề nghị đó đều chứng tỏ bạn không thích. Ngược lại, chê khi không nhận quà lại là một sự xúc phạm đến người tặng quà. Vì vậy, từ chối mà không đưa ra bất cứ lời nhận xét nào là một cách làm thông minh nhất.

Câu từ chối đơn giản mà “hiệu quả” nhất của trẻ là “cháu chưa được phép của bố mẹ”. Chỉ cần câu nói đó, trẻ có thể từ chối bất cứ lời đề nghị hay món quà nào.

Cần đặt ra một nguyên tắc và yêu cầu trẻ phải tuân theo: khi không có bố mẹ hay người thân ở bên cạnh, trẻ không được chấp nhận bất cứ lời đề nghị hay món quà nào (đặc biệt là của người lạ). Bởi nó có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Thậm chí, gây nguy hiểm cả cho chính bản thân cha mẹ vì món quà hay lời đề nghị với mục đích xấu

 

theo: mecon

One thought on “Hình thành kỹ năng từ chối cho trẻ

Leave a Reply

Or