Hiểu những ưu nhược điểm này, mẹ bầu biết ngay nên vào phòng sinh cùng chồng hay mẹ đẻ

Khi vào phòng sinh cùng ông xã, mẹ sẽ cảm thấy được an ủi, động viên tinh thần nhưng cũng có thể gặp rắc rối.

Người xưa có câu nói: “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà vượt cạn đơn côi một mình”. Vậy nhưng ngày nay, nhiều chị em phụ nữ hoàn toàn không “đơn côi” khi sinh con vì nhiều bệnh viện đã có dịch vụ cho phép một người thân cùng sản phụ vào phòng sinh. Và lúc này, mẹ bầu lại phân vân không biết nên để chồng hay mẹ ruột vào phòng sinh cũng mình là tốt nhất. Dưới đây là ưu – nhược điểm của mỗi lựa chọn. 

Ưu nhược điểm khi vào phòng sinh cùng mẹ đẻ

Trước tiên, mẹ đẻ là người sinh ra và cơ bản cũng là người thấu hiểu, yêu thương bạn nhất. Bà cũng là người đã từng sinh nở nên ít nhiều cũng có những kinh nghiệm để có thể truyền đạt cho con gái.

Vào thời khắc “vượt cạn”, nếu có mẹ đẻ trong phòng sinh cùng thì mẹ bầu sẽ có cảm giác yên tâm, nhận được lời động viên quý báu của người có kinh nghiệm. Bên cạnh đó nếu có những biến chứng bất thường trong quá trình sinh nở, vì đã trải qua nên mẹ đẻ cũng có thể cho con gái lời khuyên kịp thời và đúng đắn nhất.

hieu nhung uu nhuoc diem nay, me bau biet ngay nen vao phong sinh cung chong hay me de - 1

Mẹ đẻ là người có kinh nghiệm sinh nở nên sẽ chăm sóc con gái chu đáo trong phòng sinh.

Tuy nhiên, vì có thể quá thương con “vượt cạn” đau đớn nên nhiều bà mẹ không kiềm chế được xúc động mà khóc lóc. Điều đó phần nào cũng làm ảnh hưởng đến tâm lý của y bác sĩ và mẹ bầu trong phòng sinh. 

Bên cạnh đó, các bà có thể vẫn duy trì quan niệm cũ, dẫn đến việc không tin tưởng vào bác sĩ hay có trường hợp còn “chỉ dạy” cả các bác sĩ, làm ảnh hưởng đến quá trình và hiệu quả làm việc của họ. 

Ưu và nhược điểm khi vào phòng sinh cùng chồng

Vào phòng sinh cùng chồng khi sinh con là điều mà hầu hết các mẹ bầu cân nhắc. Chồng là người thân nhất của bạn và là cha của đứa bé trong bụng. Vì vậy rất có ý nghĩa khi anh ấy cũng được chứng kiến ​​khoảnh khắc em bé chào đời. Hơn nữa, khi chồng ở trong phòng sinh và chứng kiến những đau đớn mà vợ phải trải qua lúc sinh con sẽ càng thêm trân quý những vất vả, khó nhọc của vợ và yêu thương vợ con hơn, có trách nhiệm với gia đình trong tương lai hơn.

Tuy nhiên, có những bất lợi là người đàn ông không có kinh nghiệm trong việc sinh nở và không thể hiểu hết nỗi đau của phụ nữ khi sinh con. Nhìn thấy vợ đau đớn anh ấy có thể luống cuống tay chân hay thậm chí có trường hợp sợ hãi đến mức tái mét mặt mày hay ngất xỉu. 

hieu nhung uu nhuoc diem nay, me bau biet ngay nen vao phong sinh cung chong hay me de - 3

Cùng chồng vào phòng sinh có thể giúp anh ấy thấu hiểu và trân trọng hơn nỗi đau vợ phải trải qua.

Một điều nữa là chứng kiến tận mắt việc vợ sinh con, người chồng có thể bị ám ảnh tâm lý dẫn đến những bất lợi, khó hòa hợp trong “cuộc sống vợ chồng” sau này.

Từ việc cân nhắc những ưu nhược điểm trên, mẹ bầu có thể xem xét để quyết định mẹ đẻ hay chồng sẽ là người vào phòng sinh cùng mình. Tốt nhất hãy lựa chọn người bình tĩnh, vững tâm lý để có thể làm chỗ dựa tinh thần cho mẹ trong giây phút sinh con quan trọng.  Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Theo Eva

Leave a Reply

Or