Hàng ngày hãy hỏi trẻ 5 câu này, không cần kèm học con vẫn ngoan và giỏi

Bận rộn với nhiều công việc, nhiều cặp vợ chồng trở nên ít giao tiếp với con cái họ, giao tiếp với con không chỉ gắn kết tình cảm giữa bố mẹ và con mà việc giao tiếp với con còn có nhiều lợi ích khác trong việc dạy dỗ và học tập của bé.

Cha mẹ nào cũng hy vọng con mình khỏe mạnh, khôn ngoan nhưng không phải ai cũng nắm rõ được cách giáo dục con hiệu quả.

1. Ngày hôm nay của con như thế nào?

Nếu lúc đầu con bạn không muốn trả lời hoặc là chỉ nói “tốt” hoặc “tất cả mọi thứ đều ổn”, bạn đừng yêu cầu trả lời đầy đủ hơn. Mà hãy nói với con bạn về ngày hôm nay của bạn, những thứ mà bạn đã được học, và những thứ mà bạn yêu thích. Điều này cung cấp cho trẻ một khuôn mẫu tốt và sẽ khuyến khích chúng nói với bạn về những gì mà chúng đã trải nghiệm.

1-435

2. Bạn bè con thì sao?

Bạn có thể con của bạn về một người bạn cụ thể, hoặc bạn có thể đặt ra câu hỏi chung chung. Điều này sẽ giúp con bạn tin tưởng bạn và mở lòng với bạn nếu chúng đối mặt với tình huống khó khăn.

3.Hôm nay con đã làm được việc tốt nào?

 Đây là cách ông bố khích lệ tinh thần con gái, giúp con gái thêm tự tin vào bản thân mỗi khi làm việc tốt.

4. Hôm nay con học được những gì?

Bằng câu hỏi này, ông bố đã giúp con gái hệ thống lại, nhớ lại xem mình đã học đến đâu, học được gì ở trường. Từ đó cũng hình thành tính tự lập cho con trong việc học hành, ôn bài mà không phải ép hay kèm con ngồi học bài ở nhà.

nguoi-cha-thong-thai-hieu-ro-the-gioi-noi-tam-cua-con-chi-bang-4-cau-hoi_e31cf44f93-300x225@2x

5. Con có cần ba/mẹ giúp đỡ việc gì không?

Hầu hết chúng ta đều cảm thấy khó khăn khi mở lời để nhờ người khác giúp đỡ. Một đứa trẻ không nhận được sự giúp đỡ trong những việc nhỏ cũng sẽ không yêu cầu bố mẹ giúp đỡ trong những tình huống khó khăn. Hãy thực hiện những bước nhỏ đầu tiên. Yêu cầu con bạn giúp đỡ với việc dọn phòng hoặc làm bài tập về nhà của trẻ. Đừng ngại hỏi con bạn. Trên thực tế, mỗi ngày đều hỏi trẻ có cần sự giúp đỡ của bạn không sẽ tạo cơ hội để bạn luôn ở bên cạnh chúng khi chúng cần bạn nhất. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn làm thay con mình tất cả mọi thứ.

Hãy cố gắng không làm gián đoạn câu chuyện mà trẻ đang kể với bạn và chỉ đưa ra nhận xét khi chúng yêu cầu. Đừng quên những tiếp xúc thân thể như ôm hoặc nắm lấy bàn tay trẻ. Nếu bạn đang trong tâm trạng tồi tệ hoặc chỉ đơn giản là bạn không thích nghe trẻ nói vào lúc này, hãy nói với trẻ điều đó và thiết lập một thời gian khác khi bạn có thể hoàn toàn lắng nghe và trò chuyện với chúng.

Thùy Trang (t/h)/Khoevadep

Leave a Reply

Or