Hà Nội: Cháu bé 13 tuổi tử vong vì tay chân miệng với dấu hiệu bác sĩ cũng không ngờ

Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, do vi rút coxsackievirus A16 hoặc enterovirus 71 gây ra. Bệnh lây nhiễm qua việc tiếp xúc thông thường.

Hà Nội: Cháu bé 13 tuổi tử vong vì tay chân miệng với dấu hiệu bác sĩ cũng không ngờ - ảnh 1

Bé 13 tuổi tử vong vì tay chân miệng

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Lạc – Phó Giám đốc kiêm Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp cho biết bệnh viện từng tiếp nhận một cháu bé 13 tuổi ở Thanh Trì vào viện cấp cứu.

Theo bác sĩ Lạc cháu bé bình thường khoẻ vẫn đi chúc mừng thầy cô ngày 20/11/2018 đến hai hôm sau cháu có biểu hiện sốt. Cháu nhập viện vì sốt kèm đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Bé vào viện đêm thứ 7, bác sĩ cho theo dõi ngày chủ nhật mạch huyết áp bình thường.

Nhưng đến sáng thứ 2, thấy có các nốt ở lòng bàn tay, dấu hiệu não rất kín đáo khi mẹ cứ động vào người cháu thì cháu gắt gỏng không chịu đi ra ngoài vệ sinh mà đòi đi vệ sinh tại chỗ.

Mẹ bé cho rằng con nhõng nhẽo. Tuy nhiên, khác bác sĩ Hồng Lạc khám thì cháu bị tăng phản xạ đau. Không phải do đau bụng mà do tăng phản xạ đau nên động vào đau cháu cũng khó chịu và đau.

Hà Nội: Cháu bé 13 tuổi tử vong vì tay chân miệng với dấu hiệu bác sĩ cũng không ngờ - ảnh 2

Nhiều bé không có biểu hiện của tay chân miệng

Bác sĩ Hồng Lạc cho biết chỉ cần động vào da thì cháu đã co rúm lại. Đây là dấu hiệu tăng phản xạ đau, ảnh hưởng từ não do bệnh tay chân miệng. Lúc ấy, bác sĩ đã nghĩ có khả năng cháu bị tay chân miệng và cho làm xét nghiệm enterovirus 71 dương tính. Ngay sau đó, các bác sĩ đã phải chuyển bệnh nhi lên tuyến trên.

Qua kênh thông tin của bác sĩ tới bệnh viện tuyến trên thì khi nhập viện đến tối cháu bé đã phải thở ô xy. Cháu bé được xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tay chân miệng kèm theo nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu. Sau gần 1 tháng điều trị thì cháu bé đã tử vong do biến chứng nhiễm khuẩn huyết gây suy đa tạng và tử vong.

Bác sĩ Lạc cho biết với bệnh nhi này không có biểu hiện bệnh mà có biểu hiện của biến chứng nếu bác sĩ không tinh và không có kinh nghiệm thì rất khó chẩn đoán vì về mặt lý thuyết tay chân miệng do entorovirus 71 không có ở trẻ trên 6 tuổi nhưng cháu bé này mang mầm bệnh và có biến chứng.

Cháu bé nhiễm tụ cầu một vi khuẩn tồn tại trên da và qua vết phỏng ở tay vi khuẩn này đã xâm nhập vào máu gây nên biến chứng nhiễm trùng huyết.

Hà Nội: Cháu bé 13 tuổi tử vong vì tay chân miệng với dấu hiệu bác sĩ cũng không ngờ - ảnh 3

Bác sĩ Hồng Lạc

Bác sĩ Hồng cho biết, trước đây năm 2011 khi dịch tay chân miệng lan rộng ra miền Bắc, bác sĩ đã gặp trường hợp hai bệnh nhi là chị em đi khám vì tay chân miệng. Cháu bé 4,5 tuổi và em bé gần 2 tuổi.

Cả hai cháu khám lúc sáng và về nhà đến chiều thì em bé diễn biến tay chân miệng nặng được đưa đến viện nhưng diễn biến rất nặng và tử vong ngay trước mặt bác sĩ khiến các bác sĩ trở tay không kịp – bác sĩ Hồng Lạc cho biết . Còn cháu chị 4,5 tuổi thì nhanh chóng đưa đi viện và bị nhẹ hơn chỉ mấy ngày là bé được về.

Nhiều cháu không có biểu hiện

Trường hợp của bé Trần Đức H. 2 tuổi, Hà Đông, Hà Nội bị sốt mấy ngày nhưng bé vẫn ăn được. Đêm ngủ bé hay quấy khóc. Bố mẹ cháu cho đi kiểm tra bác sĩ chẩn đoán sốt vi rút và cho thuốc uống nhưng vẫn không đỡ.

Chị Hoà, mẹ của bé đã đặt lịch tư vấn với bác sĩ Hồng Lạc qua tư vấn ứng dụng VOV-Bacsi24 và được bác sĩ Hồng Lạc tư vấn qua video call. Qua quan sát trẻ, bác sĩ Lạc thấy bé không có dấu hiệu của tay chân miệng như các dát đỏ, mụn nước ở vùng tay, chân, miệng. Tuy nhiên, khi bé chơi, quan sát kỹ qua video bác sĩ thấy bé có dấu hiệu giật mình.

Lúc này, bác sĩ Lạc nghi ngờ tay chân miệng và đã khuyên bố mẹ bé Đức H. đưa bé đi kiểm tra tay chân miệng. Kết quả, tại Bệnh viện Nhi trung ương, cháu bé được chẩn đoán dương tính với tay chân miệng.

Bác sĩ Lạc cho biết nhiều trẻ không có dấu hiệu của tay chân miệng trẻ chỉ sốt nhưng lại có biến chứng viêm cơ tim, biến chứng thần kinh. Có trẻ test phân dương tính tay chân miệng nhưng tìm dấu hiệu lâm sàng thì rất khó.

Bình thường, dấu hiệu của bệnh tay chân miệng theo bác sĩ Hồng Lạc đó là sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da như dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…. Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời.

Với trường hợp của cháu bé 13 tuổi trên thì biến chứng não, dấu hiệu mơ hồ bác sĩ cũng phải nhiều kinh nghiệm mới chẩn đoán ra được – bác sĩ Hồng Lạc cho biết.

Theo Songkhoe

Leave a Reply

Or