Gợi ý những trò chơi với đất nặn thú vị của mẹ Nhím

Đất nặn được mệnh danh là đồ chơi phát triển trí tuệ kinh điển nhất trên toàn thế giới và mẹ Nhím sẽ chia sẻ những cách chơi với đất nặn hiệu quả và vui vẻ để các mẹ có thể chơi với các con.

Những lợi ích khi chơi đất nặnChơi đất nặn giúp trẻ em phát triển cả về thể chất lẫn trí não. Khi tương tác với đất nặn, tính chất đàn hồi và mềm dẻo của nó sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động tinh, cải thiện sự phối hợp tay và mắt, cảm nhận màu sắc cũng như hình khối, dáng vẻ và sự xếp đặt hợp lý của sự vật.Với các trẻ lớn, đất nặn còn là vật liệu đặc biệt giúp các bé thoả sức sáng tạo, tập trung quan sát và luyện tập sự khéo léo của đôi bàn tay. Với các em bé, sự tiếp xúc của các ngón tay với đất nặn cũng giúp kích thích các dây thần kinh và tăng cường sự cảm nhận về thế giới xung quanh.

goi-y-nhung-tro-choi-voi-dat-nan-thu-vi-cua-me-nhim

Chơi đất nặn với con như thế nào?

Cách chơi đất sét thông dụng nhất và nhiều người biết tới nhất là nặn và tạo hình đất nặn mô phỏng các con vật, sự vật xung quanh mà chúng ta yêu thích. Cách chơi này phù hợp với các bé từ 3 tuổi trở lên khi các bé đã có khả năng quan sát và ghi nhớ tốt cũng như đã phát triển hoàn thiện hơn về kỹ năng sử dụng tay khéo léo cũng như trí tưởng tượng phong phú.

Ban đầu bạn có thể tìm kiếm các mẫu có sẵn để bé nặn theo cho giống, sau đó dần dần hãy khuyến khích bé tự nghĩ và tự sáng tạo ra những hình mẫu riêng của bé bằng cách đưa ra một chủ đề và yêu cầu bé nặn theo. Chủ đề có thể cụ thể như là nặn một quả táo hoặc cũng có thể rộng hơn như là chủ đề về trái cây để bé thoả sức suy nghĩ và sáng tạo.

goi-y-nhung-tro-choi-voi-dat-nan-thu-vi-cua-me-nhim2

Vì sáng tạo là không giới hạn, nên bạn hãy để bé được tự do với những tác phẩm của mình, không nên quá gò bó và ép buộc con theo những ý kiến chủ quan của riêng bạn (ví dụ như nhất thiết chiếc lá thì phải màu xanh?!). Và hãy nhớ luôn khen ngợi, khuyến khích con mỗi khi con hoàn thành tác phẩm của mình nhé, bé sẽ cảm thấy tự tin hơn và sẽ sáng tạo nhiều hơn trong những lần sau.

Gợi ý những trò chơi với đất nặn thú vị của mẹ Nhím 4
Bạn Nhím đang chơi đất nặn một cách chăm chú. (Ảnh: Mẹ Nhím)

Đối với các bé nhỏ dưới 3 tuổi, việc tạo hình với đất nặn là một yêu cầu tương đối khó. Một số bé có thể thực hiện được việc vo tròn viên đất sét nhỏ, rất nhiều bé khác không thể làm được điều này. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các em bé dưới 3 tuổi không thể chơi với đất nặn. Đất nặn là một thứ đồ chơi kỳ diệu và tuyệt vời, chúng ta có thể sáng tạo ra vô vàn cách chơi với chúng.

goi-y-nhung-tro-choi-voi-dat-nan-thu-vi-cua-me-nhim9

Kết hợp đất nặn với các nguyên liệu sẵn có trong nhà như các loại hạt đỗ, nui, ống hút cắt ngắn, que tăm…  hoặc một số đồ mua ở cửa hàng bán đồ thủ công như que kẽm bọc nhung, mắt nhựa, que đè lưỡi, hạt cườm… bạn và bé có thể biến tấu thành nhiều trò chơi khác nhau với đất nặn, vừa chơi vui vừa rèn luyện các kỹ năng khéo léo của ngón tay, rèn luyện sự tập trung cũng như kích thích sự sáng tạo.

goi-y-nhung-tro-choi-voi-dat-nan-thu-vi-cua-me-nhim8

Sử dụng các nguyên liệu khác nhau để trang trí cho miếng đất nặn đã được ép dẹp là một trò chơi được các bé dưới 3 tuổi vô cùng yêu thích. Trò chơi tuy đơn giản nhưng cũng góp phần tăng trí tưởng tượng cho bé cũng như luyện tập những ngón tay trở nên khéo léo hơn. Thông qua trò chơi, mẹ có thể gợi ý giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và óc sáng tạo của mình bằng việc đặt ra những câu hỏi liên quan tới tác phẩm trẻ đang làm. Bạn chắc chắn sẽ vô cùng ngạc nhiên với những câu trả lời đầy màu sắc của bé cho mà xem!

 Theo Tri Thức Trẻ

Leave a Reply

Or