Giúp trẻ mạnh dạn hơn nơi đông người

Khi ở những nơi đông người, đặc biệt là nơi có người lạ, trẻ có biểu hiện căng thẳng, lo sợ khác thường, đồng thời có biểu hiện hành vi khác lạ kèm theo như: tim đập nhanh, bất an, đỏ mặt, chân tay lóng ngóng, toát mồ hôi, nói năng lắp bắp. Đó là biểu hiện của trẻ có khuynh hướng thu mình, từ chối giao tiếp với người khác. 

giup-be-thong-minh-hon

Khi ở những nơi đông người, đặc biệt là nơi có người lạ, trẻ có biểu hiện căng thẳng, lo sợ khác thường, đồng thời có biểu hiện hành vi khác lạ kèm theo như: tim đập nhanh, bất an, đỏ mặt, chân tay lóng ngóng, toát mồ hôi, nói năng lắp bắp. Đó là biểu hiện của trẻ có khuynh hướng thu mình, từ chối giao tiếp với người khác. Điều này khiến cho trẻ khó tự chủ và thích nghi với xã hội. Vậy, chúng ta phải làm thế nào để giúp trẻ từ bỏ khuynh hướng thu mình và sẵn sàng giao lưu với mọi người?

Xoá bỏ tâm lí sợ đám đông của trẻ

Cần giúp trẻ xoá bỏ tâm lí sợ đám đông, khuyến khích động viên trẻ tiếp xúc nhiều với xã hội. Các bậc cha mẹ cần ý thức rõ ràng, càng trưởng thành trẻ càng tiếp xúc với xã hội bên ngoài nhiều hơn. Trẻ là một thành viên trong xã hội, do đó chỉ trong quá trình thích nghi với xã hội, trẻ mới có thể tiếp thu được những kinh nghiệm, kĩ năng để trẻ trưởng thành hơn. Cha mẹ nên động viên, khuyến khích trẻ tiếp xúc nhiều hơn với xã hội bên ngoài.
Giúp trẻ kết bạn

Quan hệ với bạn bè đánh dấu thời kì trẻ bắt đầu bước ra khỏi vòng tay cha mẹ để giao tiếp với xã hội. Nếu bị cha mẹ ngăn cản, ép buộc đi theo ý muốn áp đặt sẵn của cha mẹ sẽ làm cản trở sự phát triển của trẻ. Thực tế, có nhiều bậc cha mẹ vì yêu chiều con không đúng cách như: luôn sợ trẻ bị bắt nạt khi chơi đùa với các bạn khác, khiến trẻ trở lên nhút nhát hơn. Lưu ý, cha mẹ không nên hắt hủi, chê bai bạn bè của trẻ, vì điều này sẽ làm tổn thương đến trẻ.

Hãy lắng nghe khi trẻ tâm sự về bạn bè và tìm hiểu xem trẻ quý mến bạn vì điều gì, sau đó định hướng cho trẻ trong việc chơi và kết bạn. Nếu trẻ chưa sẵn sàng chơi với bạn thì cha mẹ cần tạo môi trường thuận lợi để trẻ làm quen và tiếp cận dần.

Cần giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong việc kết bạn. Mỗi trẻ có một đặc điểm riêng, vì thế khi chúng chơi với nhau khó tránh khỏi những mấu thuẫn nhất định. Với trẻ có tính cách quá nhạy cảm và tự trọng thì khi bị người khác từ chối sẽ cảm thấy buồn bã và nảy sinh cảm giác sợ giao tiếp với người khác, lâu dần sẽ trở nên sốg khép kín, thu mình lại. Do đó, cha mẹ phải luôn chú ý đến sự thay đổi tâm trạng của trẻ để tìm hiểu mối quan hệ giữa trẻ với bạn bè, kịp thời phát hiện những khó khăn và giúp trẻ vượt qua.

Cho trẻ chơi với những người lớn

Thời gian ở nhà, cha mẹ nên tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận và chơi với những người lớn sống xung quanh, họ hàng… tránh việc trẻ không biết đến ai khác ngoài cha mẹ. Việc này giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, cởi mở hơn với mọi người và biết cách giao tiếp với người lớn tuổi.

Khuyến khích trẻ giúp đỡ mọi người

Cha mẹ cần khuyến khích trẻ giúp đỡ mọi người và biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác. Trẻ sẽ trở nên mạnh dạn, phấn khởi hơn khi làm được một việc gì đó có ích và được thừa nhận, khen ngợi. Ví dụ, thấy một cụ già qua đường, cha mẹ hãy cùng trẻ giúp cụ qua đường một cách an toàn. Tất nhiên, sau đó bà cụ sẽ không quên cảm ơn hai mẹ con và khen bé ngoan… Những việc này tuy nhỏ, nhưng lại rất hữu ích với trẻ.

Đưa trẻ đi dã ngoại

Cha mẹ cần dành nhiều thời gian rảnh rỗi để đưa trẻ đi dã ngoại, hoặc đi dạo trong công viên… điều này tạo điều kiện cho bé tiếp xúc, giao lưu với mọi người ở nhiều lứa tuổi khác nhau, giúp trẻ tự tin và bạo dạn hơn trong cuộc sống.

Theo Mangthai

Leave a Reply

Or