Gió lạnh rồi, mẹ đã biết cách phòng tránh 14 chứng bệnh mùa đông con dễ mắc này chưa?

Trời trở lạnh rồi, bố mẹ đã biết hết những chứng bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông này chưa? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bảo vệ sức khỏe thiên thần bé con dịp gió rét này nhé.

Trời cứ trở mùa là con lại sốt bừng bừng mẹ ơi!

Vì sao trẻ nhỏ dễ mắc bệnh hơn vào mùa đông?

Các loại virus H1N1, virus sởi Measles, S.pneumoniae, H.influenzae… phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn từ tháng 10 tới tháng 3. Chúng nhanh chóng xâm nhập vào hệ thống hô hấp gây tổn thương phế quản, mũi họng, khí quản khi trẻ nhỏ tiếp xúc với không khí hàng ngày hoặc ở gần người nhiễm bệnh. Ngoài ra, một công bố trên tạp chí Nature (2005) đã chỉ ra rằng những loại virus gây bệnh nguy hiểm này có thể sống sót tới 4 ngày ở 22 độ C, 30 ngày ở 0 độ C. Thời điểm giao mùa đông xuân, nhiệt độ hạ thấp, sức đề kháng của trẻ bị suy giảm tạo điều kiện cho những virus phát triển mạnh mẽ và gây bệnh. Dưới đây là 14 loại bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông và cách phòng tránh cho mẹ chăm bé khỏe mạnh.

Những căn bệnh khi thời tiết chuyển mùa đông xuân khiến trẻ mong manh, yếu ớt.

  1. Bệnh cúm theo mùa ở trẻ em

Theo kết quả khảo sát Cục Y Tế dự phòng (Bộ Y Tế) tháng 12/2015 về số người tới bệnh viện, tỷ lệ nhiễm cúm A chiếm 11%, cúm A/H2N3 chiếm 76%, cúm A/H1N1. Trong số những loại bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông, tỷ lệ trẻ bị cảm cúm chiếm tới 70%. Bệnh thường không nguy hiểm, nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe trẻ nhỏ. Một số cách phòng tránh cảm lạnh hiệu quả khi thời tiết giao mùa mẹ tham khảo:

– Giữ ấm bàn chân, tay, ngực, cổ, đầu cho trẻ, uống nước ấm, không ăn đồ lạnh.

– Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé và môi trường xung quanh.

– Mẹ đừng quên tiêm phòng cúm cho bé trên 6 tháng tuổi mỗi năm một lần.

– Hạn chế để trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những ai có biểu hiện cảm cúm.

– Bổ sung cho trẻ thực phẩm giàu protein, vitamin C từ rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để nâng cao sức đề kháng.

Cảm cúm – Bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông.

  1. Mùa đông xuân, cảnh giác với bệnh quai bị 

Căn bệnh nhiễm khuẩn do virus Paramyxo gây nên thường lây lan qua con đường hô hấp và thường gặp vào mùa đông xuân. Bệnh quai bị ở trẻ nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như teo tinh hoàn, viêm màng não. Mẹ có thể tham khảo thêm cách chăm sóc trẻ mắc quai bị và cách chữa bệnh theo phác độ Bộ Y Tế hướng dẫn. Để phòng bệnh, trẻ cần được:

– Giữ gìn vệ sinh nhà ở sạch sẽ.

– Tiêm phòng cho trẻ 12 tháng tuổi trở lên.

– Cách ly không cho tiếp xúc người bệnh.

– Giữ ấm cơ thể và đeo khẩu trang chống bụi cho bé.

– Tăng cường hệ miễn dịch bằng thực phẩm dinh dưỡng.

– Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, nhất là đường hô hấp để tránh bị viêm nhiễm.

Cách ly khoảng 2 tuần kể từ khi phát hiện trẻ mắc quai bị.

  1. Bệnh tiêu chảy ở trẻ

Không chỉ mùa hè, đây là loại bệnh trẻ trong tuổi từ 3 tới 24 tháng hay mắc phải vào mùa đông do virus Rota gây nên. Dù rằng dễ chữa, nhưng mẹ thường nhầm sang các bệnh khác như sốt cảm lạnh, mọc răng dẫn tới hậu quả trẻ bị mất nước trầm trọng. Để phòng tránh bệnh tiêu chảy ở trẻ vào mùa đông, mẹ lưu ý:

– Đưa bé đi tiêm vacxin ngừa virus Rota ngay từ 6 tuần tuổi.

– Đảm bảo trẻ ăn chín – uống sôi, ăn chậm – nhai kỹ.

– Tăng cường hệ miễn dịch qua dinh dưỡng.

– Tránh tiếp xúc nhiều với vật nuôi chó, mèo.

– Giữ vệ sinh cho bé: Rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Con nhớ rửa tay sạch sau khi đi nặng xong nhé!

  1. Phòng bệnh viêm mũi mùa đông cho trẻ

Viêm mũi là bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông hoặc thu. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp. Cách phòng tránh và điểu trị:

– Giữ ấm vùng mũi, cổ, đầu.

– Hạn chế để trẻ ngoáy mũi, xoa mũi khi lạnh.

– Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín giúp nhanh hồi phục.

– Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

– Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày mẹ dùng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 – 4 lần nhỏ cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi.

– Lau mát khăn bông nhúng nước ấm.

  1. Viêm tiểu phế quản

Theo báo cáo của WHO (2010), tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp vào thời điểm giao mùa đông xuân chiếm 50% các bệnh trẻ em dưới 5 tuổi hay mắc và 30% ở trẻ từ 5-12 tuổi. Bệnh do vi khuẩn Hemophilus influenzae gây nên thông qua con đường môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá, nhà cửa ẩm thấp và cơ địa trẻ yếu hoặc đang mắc cúm, ho gà, sởi. Để phòng bệnh, mẹ cần

– Chú ý vệ sinh khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày bằng nước muối sinh lý.

– Trẻ sơ sinh cho bú sữa đến 12 tháng tuổi, không để bị lạnh, vệ sinh môi trường sống, không cho trẻ tiếp xúc với các loại khói, mầm bệnh.

– Khi trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái hoặc có các yếu tố như dưới 3 tháng tuổi, sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện.

Đưa trẻ nhập viện điều trị khi phát hiện những dấu hiệu khó thở, tím tái.

  1. Viêm màng kết (đau mắt đỏ)

Vào mùa đông, thói quen sử dụng vải dày, có lớp nỉ bông trong nhiều ngày có thể khiến bé bị mắc viêm màng kết kèm theo các triệu chứng biểu hiện như đỏ mắt, chảy nước mắt màu vàng, ra nhiều rỉ. Mẹ chỉ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, luôn rửa tay bằng xà phòng, dùng riêng đồ cá nhân, thường xuyên giặt, phơi nắng, tra nước muối sinh lý cho trẻ 2-3 lần/ ngày để phòng bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông.

  1. Bệnh chân, tay, miệng ở trẻ

Theo công văn của Bộ Y Tế, cả nước từ đầu năm 2017 tới nay đã ghi nhận hơn 43 nghìn trường hợp trẻ bị mắc tay chân miệng; trong đó có hơn 20 nghìn ca phải nhập viện. Căn bệnh do virus đường ruột họ Picornaviridae gây ra thường gặp nhất ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, phát triển mạnh vào những tháng cuối năm. Mẹ tham khảo thêm tại bài viết:

– Cách phòng tránh và chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng theo phác đồ Bộ Y Tế.

– Thực đơn món ăn dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh.

  1. Phòng bệnh nhiễm trùng tai 

Viêm tai giữa, loại bệnh trẻ dễ mắc vào mùa đông ở độ tuổi trước khi đến trường do virus phát triển trong môi trường tai có chất lỏng, ẩm ướt. Biểu hiện phổ biến thường là trẻ quấy khóc, kéo tai, quấy khóc, đau cổ, sốt, buồn nôn và chảy dịch tai. Mẹ yên tâm khi chỉ cần giữ vệ sinh tai khô (bằng tăm bông, nước muối sinh lý), giữ ấm cơ thể, tránh xa môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá để phòng bệnh nhiễm trùng tai ở trẻ.

  1. Trẻ bị cước tay chân

Vào những ngày mùa đông, không chỉ người lớn mà các bé cũng thường rất khó chịu khi bị bệnh cước. Cách phòng tránh và chữa trị vô cùng đơn giản. Trẻ chỉ cần không để tay chân trẻ phơi lạnh mà ngâm, hoặc lau bằng nước ấm.

  1. Viêm hạch cổ

Nổi hạch vùng cổ chỉ là dấu hiệu biểu hiện khi trẻ dưới 12 tuổi mắc viêm họng, viêm tuyết nước bọt, xoanh mũi không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt. Dưới đây là những biện pháp giúp mẹ phòng tránh căn bệnh trẻ hay gặp vào mùa đông này:

– Cho con uống thật nhiều nước.

– Cảnh giác khi trẻ mắc các bệnh liên quan tới tai mũi họng.

– Khi mắc bệnh, cần báo ngay với bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc giảm đau hạ sốt Acetaminophen cho trẻ trên 1 tuổi hoặc các loại kháng sinh khác.

  1. Viêm ruột (cúm dạ dày)

Bệnh do Norovirus gây ra và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ mắc phải nhiều nhất. Triệu chứng biểu hiện thường là tiêu chảy, nôn mửa, sụt cân, mất nước. Bệnh tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo trẻ tái bị, mẹ nên rửa tay kĩ cho trẻ trước khi ăn và sau khi vệ sinh, dừng ăn hoặc bú sữa 15 – 20 phút khi phát hiện triệu chứng, đi viện ngay nếu bệnh kéo dài sang ngày thứ 2, bổ sung dinh dưỡng bằng cách làm các loại sữa hạt thơm ngon trẻ thích uống.

  1. Bệnh ban đào (sốt phát ban)

Phần lớn trẻ từ 6 tới 36 tháng tuổi nào cũng mắc ít nhất 1 lần căn bệnh này, thậm chí có thể tái phát nếu sức đề kháng yếu. Bệnh do virus rubella, virus adeno, virus echo gây ra và dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết nước bọt trong môi trường đông người như nhà trẻ, trường học. Trẻ thường sốt cao đột ngột 39,5 độ, tiêu chảy nhẹ, mắt đỏ, đau họng sổ mũi, nổi ban đỏ hơi cộm trên ngực, lưng, bụng, cổ, cánh tay không gây ngứa và có quầng trắng bo xung quanh. Phương pháp phòng tránh bệnh sốt phát ban ở trẻ khi thời tiết giao mùa đông xuân mẹ tham khảo:

– Tiêm phòng theo chương trình y tế, chích ngừa cho trẻ 9 tháng, chích chung vacxin 3 trong 1 với quai bị và sởi khi trẻ 12-15 tháng, tiêm nhắc liều 2 khi trẻ 4-6 tuổi.

– Làm thông mũi bằng nước muối sinh lý và khăn mềm.

– Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả. Hãy gọi cho các bác sĩ hoặc điều dưỡng nếu trẻ không thể uống nước.

– Tham khảo chỉ định bác sĩ về sử dụng thuốc hạ sốt (Paracetamol, Motrin). Lưu ý: Thuốc Aspirin không được dùng để hạ sốt trẻ em vì có thể gây hội chứng Reye nguy hiểm.

Tránh để trẻ nhiễm lạnh trong tiết trời mùa đông.

  1. Bệnh viêm đường hô hấp trên – Nỗi sợ mùa đông của mẹ và bé

Bệnh trẻ thường mắc vào mùa đông do virus Rhino, Corona, Adeno, virus hô hấp hợp bào RSV hoặc liên cầu khuẩn tan nhóm máu A, Haemophilus, influenzae, phế cầu khuẩn gây nên. Biểu hiện ban đầu của trẻ là sốt dưới 38,5 độ viêm thanh quản, xoang, viêm amidan, viêm tai giữa. Nguyên nhân lây nhiễm bệnh thường là môi trường không sạch, nhiều khói bụi, ẩm thấp, thời tiết lạnh. Đối với bệnh viêm đường hô hấp trên vào mùa đông, mẹ phòng tránh cho trẻ bằng cách:

– Không tiếp xúc với người bệnh.

– Giữ ấm khi đi đường và khi ngủ.

– Không để trẻ ở lâu ngoài trời lạnh.

– Giữ vệ sinh, bảo quản sữa mẹ không nhiễm khuẩn.

– Đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu.

– Tránh yếu tố bụi, hơi nóng, môi trường ẩm thấp có hại cho đường hô hấp.

  1. Thủy đậu – Bệnh trẻ thường gặp vào mùa đông

Thời điểm virus VZV gây bệnh thủy đậu cho trẻ bùng phát mạnh rơi vào cuối năm dương lịch tới sau Tết cổ truyền. Bệnh lâu nhiễm qua đường không khí và bùng phát thành dịch. Mẹ nên tiêm vacxin 1 lần cho trẻ 12-18 tháng và trẻ dưới 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu.

Nguồn: Tổng hợp

Huê / Theo Trí Thức Trẻ

Leave a Reply

Or