Nhãn là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng nhất định

Theo các chuyên gia sức khỏe trên trang Mama cho biết, nhãn cũng là một trong những loại quả tự nhiên, chính vì vậy đương nhiên nó cũng chứa nhiều dưỡng chất đặc thù. Nói đến thành phần dinh dưỡng của nhãn phải kể đầu tiên chính là đường trong thịt quả nhãn. Hàm lượng đường tinh luyện là 12.38% – 22.55%, còn đường thô là 3.85% – 10.16%.

Bên cạnh đó, nhãn còn chứa 43.12mg – 163.5mg vitamin C trong 100g thịt nhãn. Ngoài ăn khi còn tươi thì nhãn còn nhiều cách sử dụng khác như sấy khô, làm thức uống, làm nguyên liệu nấu ăn v.v…

 
Ba bau co nen an nhan 1
Nhãn là loại quả có tính ấm nên cũng dễ gây ra nội nhiệt – Ảnh minh họa: Internet

Theo đông y, nhãn có tác dụng tráng dương ích khí, bổ tỳ, dưỡng huyết, an thần, làm đẹp da, trị thiếu máu, mất ngủ, suy nhược thần kinh. Đây thật sự là nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người nhưng vấn đề bà bầu có nên ăn nhãn hay không thì lại khác.

Nhãn có nhiều công dụng nhưng thực tế thì bà bầu có nên ăn nhãn?

Nhiều người cho rằng nhãn là loại quả có tính ấm, vị ngọt nên chắc chắn là loại thực phẩm tốt để bổ máu. Chính vì tư tưởng này mà nhiều mẹ sử dụng nhãn như một cách bồi bổ cho bản thân và thai nhi trong bụng. Kỳ thực, điều này không khoa học.

Mặc dù cũng có nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng rốt cục bà bầu có nên ăn nhãn không? Đối với người bình thường có sức khỏe tốt mà nói, nhãn đích thực có thể bổ sung vitamin, glucose v.v… để đạt đến nhiều hiệu quả cho cơ thể. Nhưng đối với bà bầu thì nhãn không phải là lựa chọn lý tưởng.

Tuy nhãn bổ huyết, ích khí, dưỡng tỳ nhưng nó có vị ngọt và tính ấm nên rất dễ gây ra nội nhiệt. Bà bầu nếu vốn có thể chất âm hư, hỏa thịnh, dễ viêm nhiễm thì phải thật thận trọng khi ăn nhãn, chỉ thỉnh thoảng ăn một hai quả thì được, nhưng tốt nhất là nên hạn chế tối đa.

Ba bau co nen an nhan 2
Nhãn tuy có giá trị dinh dưỡng nhất định nhưng nhiều trường hợp lại không phải là lựa chọn tốt cho bà bầu – Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ đông y lý giải: Sau khi mang thai, âm huyết của mẹ sẽ tập trung để nuôi dưỡng thai nhi, điều này càng khiến cho máu huyết dễ bị tổn hao, cơ thể hư nhược mà sinh ra nội nhiệt. Biểu hiện phổ biến nhất chính là đại tiện khó khăn, khó thở, nóng trong người, lưỡi đỏ, gan hỏa thịnh v.v…

Do đặc thù của những ảnh hưởng trong thai kỳ nói trên, nếu bà bầu ăn nhiều nhãn sẽ làm tăng nhiệt độ cho thai nhi, cũng dễ khiến bản thân người mẹ mất cân bằng khí huyết, dẫn đến tình trạng nghén càng nặng hơn như trào ngược dịch vị, nôn, đau bụng. Nghiêm trọng hơn nếu không được kiểm soát sức khỏe tốt và xử lý kịp thời các biến chứng thì sẽ bị sảy thai hoặc sinh non.

Ba bau co nen an nhan 3
Bà bầu có nên ăn nhãn hay không còn tùy theo sức khỏe và thể chất của mẹ – Ảnh minh họa: Internet

Những điểm tích cực không thể bỏ qua khi bà bầu ăn nhãn đúng cách

Để giải đáp băn khoăn bà bầu có nên ăn nhãn kỳ thực không nằm ở chỗ ăn hay không ăn mà là ăn như thế nào, trong trường hợp nào để thu được lợi ích và tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Mặc dù nói bà bầu nên hạn chế ăn nhãn nhưng nếu thực hiện tốt công tác kiểm soát chế độ ăn uống thì không thể không thừa nhận lợi ích của nhãn với thai kỳ.

Ích khí, bổ huyết, tăng cường trí nhớ

Thành phần glucose, protein và sắt phong phú trong quả nhãn có thể nâng cao nhiệt năng, bổ sung dinh dưỡng và thúc đẩy tế bào hồng cầu tái sinh, có tác dụng bổ máu nhất định đối với bà bầu.

Ngoài ra, các nghiên cứu thực nghiệm cũng phát hiện, thịt quả nhãn còn có ích cho tế bào não, có hiệu quả tăng cường trí nhớ và giải trừ mệt mỏi trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải căn cứ tình trạng sức khỏe cũng như thể chất vốn có của mình khi ăn loại quả này.

Ba bau co nen an nhan 4
Thành phần dinh dưỡng của nhãn có thể cải thiện chứng hay quên trong thai kỳ – Ảnh minh họa: Internet

An thần, ổn định tâm trạng

Nhãn có chứa hàm lượng sắt và kali tương đối cao, ngoài có tác dụng tốt cho hồng cầu và điều trị thiếu máu thai kỳ thì còn có hiệu quả trong việc cải thiện chứng mất ngủ, bồn chồn, tâm trạng dễ dao động của mẹ bầu.

Ngoài ra, thành phần Niacin trong nhãn còn đạt đến 2.5mg/100g thịt nhãn, đây là chất hỗ trợ điều trị chứng viêm da, tiêu chảy, hay quên, tinh thần hoảng loạn thường thấy khi mang thai do cơ thể mẹ thiếu Niacin.

An thai

Sắt và vitamin phong phú trong thịt quả nhãn có thể giảm nhẹ cảm giác co thắt và sa tử cung trong thai kỳ. Hiệu quả này có lợi đối với việc tăng cao quá trình trao đổi chất trong cơ thể mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Cho nên nói, nhãn cũng có tác dụng an thai nhất định nếu được sử dụng hợp lý.

Ba bau co nen an nhan 5
Bà bầu ăn nhãn đúng cách còn có tác dụng an thai nhất định – Ảnh minh họa: Internet

Kháng khuẩn, ức chế tế bào ung thư

Kết quả thực nghiệm trên động vật cho thấy, nhãn còn có tác dụng ức chế nhất định đối tế bào ung thư, thậm chí hiệu quả ức chế khối u JTC-26 còn đạt đến 90% trở lên, hiệu quả kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị ung thư cũng rất tốt, có trường hợp công hiệu này lên đến 80%.

Giảm mỡ, bảo vệ tim, làm chậm lão hóa

Đối với thai phụ có vấn đề quá khổ về cân nặng thì nếu sử dụng nhãn đúng cách, phù hợp với thể chất và trạng thái sức khỏe thì loại quả này còn có tác dụng giảm mỡ máu, tăng cường lưu lượng máu ở động mạch vành.

Ngoài ra, nhãn còn có công hiệu ức chế Flavoprotein, một chất có liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa. Chính vì vậy, bà bầu có nên ăn nhãn hay không đa số vẫn là phải tùy thuộc sức khỏe, mục đích về hiệu quả muốn đạt được cũng như phương pháp dùng quả nhãn cho hợp lý để tránh những tác dụng phụ.

Một số cách chế biến với nguyên liệu từ quả nhãn tương đối thích hợp cho bà bầu

Ba bau co nen an nhan 6
Canh táo đỏ nấu với nhãn tương đối thích hợp cho bà bầu dùng – Ảnh minh họa: Internet

Canh đậu đỏ, táo tàu và nhãn

Nguyên liệu: Nhãn khô 30g, táo tàu 50g, đậu đỏ 150g, nước lọc 1500g.

Cách làm: Đậu đỏ rửa bằng nước sạch và ngâm trong 2 tiếng; nhãn bỏ vỏ chỉ lấy phần thịt. Đem đậu đỏ, táo tàu nấu sôi với nước lọc, sau đó mới cho nhãn vào hầm thêm khoảng 1 tiếng nữa là dùng được.

Món ăn này thường có tác dụng bổ máu, tăng cường khí huyết cho bà bầu, giúp mẹ cải thiện thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Cẩu kỷ tử và nhãn chưng với trứng bồ câu

Nguyên liệu: Trứng bồ câu 2 quả, nhãn khô 5 quả, cẩu kỷ tử 6 hạt, táo tàu 3 quả, đường phèn 25g, nước lọc.

Cách làm: Nhãn khô, cẩu kỷ tử và táo tàu dùng nước đun sôi trụng qua một lượt rồi rửa lại bằng nước sạch. Cho trứng bồ câu vào nồi chưng chín, sau đó cho tiếp các nguyên liệu còn lại rồi để thêm 20 phút nữa thì dùng lúc còn nóng.

Bà bầu có thể bổ sung món ăn này trong thực đơn dinh dưỡng của mình nhưng không nên quá lạm dụng, chỉ cần ăn vừa đủ phù hợp với sức khỏe. Thông thường cách chế biến này có tác dụng giúp mẹ bầu giảm chứng hay quên, mất ngủ và suy nhược thần kinh trong thai kỳ.

Ba bau co nen an nhan 7
Lựa chọn nhãn đúng cách giúp bà bầu hạn chế nguy cơ bị tác dụng phụ – Ảnh minh họa: Internet

Mẹo lựa chọn nhãn để đảm bảo khẩu vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng cũng như tránh tác dụng phụ

Theo tiêu chuẩn cơ bản thì nhãn có hạt to, thịt dày và hình dáng tròn được gọi là cân bằng nhất. Thịt nhãn có màu trắng trong suốt hoặc bán trong suốt, mềm, vị ngọt thanh là tốt nhất. Bạn dùng tay hơi vo nhẹ bên ngoài vỏ nhãn, nếu cảm giác mềm mại và có tính đàn hồi thì cho thấy nhãn đã chín muồi. Nếu không có đàn hồi thì đã chín quá mức, có thể bị biến chất.

Thịt quả nhãn dễ dàng bóc khỏi phần hạt bên trong, thịt mềm trơn không có cảm giác dính tay thì cho thấy chất lượng tốt, đảm bảo dinh dưỡng và độ an toàn đối với bà bầu. Nếu bề mặt vỏ nhãn hoặc ở phần cùi có điểm màu trắng thì nguy cơ thịt nhãn đã bắt đầu sinh độc tố, tuyệt đối không nên ăn.

http://www.mama.cn/z/1183/

https://baike.pcbaby.com.cn/qzbd/1027161.html

Theo Phunusuckhoe