Gia tăng đột biến số ca mắc sởi, lo ngại chu kỳ đỉnh dịch 4 năm tái diễn

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương bày tỏ lo ngại, có thể năm nay là kỳ đỉnh dịch của mùa sởi sau 4 năm tái diễn.

Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, trong 9 tháng đầu năm nay, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 248 ca mắc sởi, đây là con số cao hơn so với năm trước (năm 2017 tiếp nhận 100 ca sởi/năm).

Hiện nay, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đang có gần 20 bệnh nhân mắc sởi, trong đó có cả lây nhiễm trong cộng đồng cũng như mắc tại bệnh viện do các tuyến chuyển đến. Các trường hợp này chủ yếu là chứng viêm đường hô hấp kết hợp với nhiễm sởi. Trong đó, số ca nhập viện có các bệnh nhi chưa được tiêm phòng, đặc biệt có trường hợp 1 trẻ sơ sinh 14 ngày tuổi nhiễm vi-rút thành sởi và mẹ cũng mắc sởi.

“Tôi đưa con trai 6 tháng tuổi đến Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị viêm phế quản. Đến ngày chuẩn bị được xuất viện, con tôi (cháu T.B.K.) bỗng nhiên bị sốt, người nổi ban đỏ.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định cháu bị mắc sởi nên phải xuống điều trị tại bệnh viện. Trường hợp này bị lây nhiễm từ một trường hợp bệnh nhi khác vào điều trị tại bệnh viện”, chị Phạm Thị Tình (ở tỉnh Thanh Hóa, mẹ bệnh nhi K.) đang có con điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ.

Empty

Một bệnh nhi đang điều trị sởi ở Bệnh viện Nhi Trung ương

Cũng có con bị mắc sởi đang điều trị tại Khoa Truyền Nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), chị Nguyễn Thị Vê (ở TP Hà Tĩnh) cho biết, ban đầu chị thấy bé sốt, cứ nghĩ là bé sốt mọc răng. Sau đó, con chị bị sốt cao nên gia đình đã đưa cháu vào bệnh viện tỉnh thăm khám. Tuy nhiên, các bác sĩ ở đây không tìm ra nguyên nhân nên chuyển con ra bệnh viện tuyến trên.

“Tiếp đó ít ngày, cháu lại càng sốt cao không giảm và có một số triệu chứng cứng cổ, nôn ói nên gia đình đưa con ra Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi cấp cứu. Sau 2 ngày thấy bé nổi ban khắp người và không sốt nữa nên các bác sĩ nghi bé bị sởi nên đã cho vào phòng cách ly…”, chị Vê cho hay.

Trước lo ngại về diễn biến phức tạp và bùng phát dịch sởi theo chu kỳ 4 năm sẽ tái diễn vào năm nay, PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đây đúng là điều chúng ta lo ngại, đến kỳ đỉnh dịch của mùa sởi nó có thể quay trở lại sau 4 năm. Trong đó, với tình hình sởi rải rác quanh năm, tháng hiện tại cao hơn tháng trước 20 bệnh nhân, đối với những người làm công tác y tế thì chúng tôi cũng phải chuẩn bị.

“Khi mỗi ca bệnh vào đây, chúng tôi phân tích dịch tễ, trong đó tôi thấy một số ca tại Nghệ An, Phú Thọ, Hải Dương, chúng tôi sau đó đều có gọi về thông báo lại cho các đơn vị có bệnh nhân tại địa phương để phòng ngừa. Sởi diễn ra quanh năm nên khi có 1 trường hợp nhiễm bệnh cần ngay lập tức phòng ngừa”, PGS.TS Trần Minh Điển chia sẻ thêm.

Empty

PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương chi sẻ với báo chí

Vi- rút sởi có tính lây lan rất mạnh, chỉ cần đứng cách nhau 1 mét với người bệnh hoàn toàn có thể lây. kKhi phát hiện ca bệnh cần cách ly, phòng ngừa lây nhiễm đặc biệt là tại các bệnh viện lại phải chú ý hơn.

Khi trẻ tiếp xúc với cộng đồng cần giữ gìn sạch sẽ, nếu phát hiện 1 trường hợp mắc bệnh cần cách ly ngay vì sởi có tính lây lan rất mạnh. Cùng với đó cần vệ sinh khu vực mũi họng để tránh cả các bệnh cúm, chân tay miệng.

“Các bậc phụ huynh cũng cần đưa con đi tiêm chủng, theo quy định trẻ trên 9 tháng. Chúng tôi cũng đang có khuyến cáo với Bộ Y tế để tiêm sớm hơn khi hệ miễn dịch trong cộng đồng đang giảm xuống.

Các bà mẹ đang lứa tuổi sinh đẻ, trước khi có thai cần đi tiêm phòng sởi và Rubella đây là biện pháp nâng cao miễn dịch cho bà mẹ và trong vòng 9 tháng đầu trẻ có thể không mắc sởi”, PGS.TS Điểm khuyến cáo.

Theo Giadinhvietnam

Leave a Reply

Or