Đừng vội vứt răng sữa của con đi vì chúng có thể “cứu mạng” bé khi trưởng thành

Tưởng chừng vô tác dụng song răng sữa lại rất có ích bởi các tế bào gốc tuyệt diệu có thể cứu mạng trẻ nếu mắc phải bệnh nguy hiểm.

Trẻ tới độ tuổi thay răng sữa, cha mẹ sẽ làm gì khi những chiếc răng của bé lung lay và làm thế nào để “xử lý” chúng? Trên thực tế các bậc phụ huynh đều cho rằng mình có nhiều kinh nghiệm trong giai đoạn trẻ thay răng. Với cách nhổ từ xa xưa, chỉ cần răng thật lung lay là tới thời điểm cần được loại bỏ. Cách đơn giản nhất, buộc răng vào một sợi dây (thường là sợi chỉ) thật chắc chắn sau đó giật thật mạnh là có thể “xử lý” nhanh chóng.

Một điều đáng chú ý là hầu hết cha mẹ Việt thường có thói quen ném răng xuống gầm giường, lên mái nhà, thậm chí là vứt bỏ bởi suy nghĩ trẻ thay răng là điều “quá bình thường”.

dung voi vut rang sua cua con di vi chung co the "cuu mang" be khi truong thanh - 1

Có khoảng 10 đến 20 tế bào gốc có giá trị trong một chiếc răng sữa. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, ít ai ngờ trong chiếc răng sữa tưởng chừng vô tác dụng ấy lại có chứa những thế bào gốc tuyệt diệu, có thể cứu nguy cho đứa trẻ nếu mắc phải căn bệnh hiếm gặp.

Theo các bác sĩ, một đứa trẻ đã tới độ tuổi thay răng sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa, nhưng chỉ 12 chiếc (6 răng cửa trên và 6 răng cửa dưới) có chứa tế bào gốc. Ở nước ngoài, việc lưu trữ răng của trẻ thường phổ biến hơn. Nhiều phụ huynh chịu bỏ ra số tiền lớn chỉ để lưu trữ máu cuống rốn và răng của trẻ.

Việc bảo quản các tế bào này có vai trò rất quan trọng, chúng có thể cứu mạng một đứa trẻ nếu chẳng may mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư, bệnh tim, chấn thương tủy sống… trong tương lai.

dung voi vut rang sua cua con di vi chung co the "cuu mang" be khi truong thanh - 2

Các tế bào gốc từ răng sữa có thể cứu nguy cho trẻ nếu mắc phải bệnh nguy hiểm, vậy nên cha mẹ nên cất giữ răng sau khi nhổ (Ảnh minh họa)

Trước đó, vào năm 2003, kết quả từ công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Songtao Shi chỉ ra rằng có khoảng 10 đến 20 tế bào gốc có giá trị trong một chiếc răng sữa. Nếu được lưu trữ, các tế bào gốc này có thể sống được khoảng 20 năm. Ngoài ra tế bào gốc trong răng sữa là một trong những tế bào gốc sinh nở nhanh và mạnh trong cơ thể con người được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo.

Ngoài gợi ý cất giữ răng sữa của trẻ phòng các trường hợp khẩn cấp về sau, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh không nên tự ý nhổ răng cho trẻ. Bởi chỉ cần một sơ ý nhỏ cũng gây nguy hại cho bé, để đảm bảo an toàn cha mẹ nên đưa con tới phòng khám nha khoa, thường xuyên kiểm tra răng miệng cũng như nhổ răng sữa.

Theo Songkhoe

Leave a Reply

Or