Đoán khả năng thụ thai và sức khỏe thai kỳ qua dấu hiệu cơ thể

Bạn có nghĩ cơ thể mình báo hiệu được gì về khả năng sinh sản cũng như sức khỏe trong thai kỳ không? Có đấy, và những dấu hiệu cảnh báo đó có thể nằm ở nhiều chỗ khác nhau, chẳng hạn như:


Vùng “rừng rậm” dưới đó
bắt đầu mọc theo hình vuông thay vì hình tam giác, tức là mọc ở cả đùi và lan lên cả vùng bụng nữa – đây là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị buồng trứng đa nang, gây ra do rối loạn hormone, cụ thể là thừa loại hormone nam androgen. Nếu bỏ qua những dấu hiệu nhỏ nhặt như thế này, bạn có thể vẫn sẽ chẳng biết mình bị buồng trứng đa nang cho đến khi gặp phải khó khăn khi thụ thai.

Buồng trứng đa nang còn ảnh hưởng đến lượng insulin trong cơ thể, dẫn tới tiểu đường và bệnh tim, vậy nên bạn hãy đi khám để xác nhận tình hình và được can thiệp giúp điều chỉnh lại lượng hormone, lượng insulin trong cơ thể, điều hòa lại sự rụng trứng và khả năng thụ thai.

Móng tay trắng khi bị ấn lên.

Tất nhiên móng tay ai khi bị ấn lên đều chẳng nhợt đi một chút, nhưng nếu móng tay bạn trắng lâu đến tận khoảng 1 phút thì bạn có thể đang bị thiếu máu và thiếu sắt rồi. Nhiều phụ nữ, đặc biệt là những người có kinh nguyệt nhiều, có thể bị thiếu máu mà không biết. Tình trạng thiếu máu đặc biệt dễ xảy ra với phụ nữ mang thai, khiến cơ thể yếu đi và giảm hẳn sức đề kháng.


(Ảnh: Internet)

Nếu có dấu hiệu như kể trên, bạn hãy đi xét nghiệm mức ferritin trong máu. Sau đó, bạn có thể cần ăn nhiều hơn những loại thực phẩm giàu chất sắt như cá hồi và rau bó xôi, nhưng đừng uống viên sắt bổ sung nếu bác sỹ không yêu cầu.

Da khô, môi khô nẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn cần uống thêm nước vào hoặc là coi lại lượng vitamin A tiếp nhận vào cơ thể. Lượng vitamin A cần tiếp nhận mỗi ngày vào khoảng 5.000IU sẽ giúp tái tạo da, nhưng nếu tiếp nhận quá nhiều thì có thể phản tác dụng, làm mất độ ẩm, và nếu bạn đang mang thai thì sự thừa mứa còn có thể gây nên những dị tật cho thai nhi.

Vậy nên hãy đảm bảo bạn tiếp nhận đủ lượng chứ không thừa, không thiếu; và nên sử dụng vitamin A từ các nguồn tự nhiên như trứng, sữa, ngoài ra cũng nhớ uống nhiều nước, đặc biệt là khi tập thể thao. Hãy nhớ rằng khi cảm thấy khát là cơ thể bạn đã bị mất nước rồi.

Ngón tay sưng, nguyên nhân thường là do bạn ăn quá nhiều các món ăn nhiều muối, hoặc bị PMS, nhưng nếu bạn đã tránh xa các loại snack mặn và kỳ kinh của còn xa mới tới mà ngón tay đã như chuối mắn thì có thể đổ lỗi cho tuyến giáp hoạt động kém hiệu quả.

Bạn đừng chủ quan nhé, vì sự giảm hoạt động tuyến giáp này nếu không được chữa trị có thể kéo theo nhiều bệnh khác như bệnh tim, người mỏi mệt, lờ đờ, liệt dương ở nam hoặc rối loạn kinh nguyệt ở nữ… Nếu đã mang thai mà bị suy giảm tuyến giáp thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bé. Bạn cần đi làm xét nghiệm máu để biết liệu tuyến giáp của mình có sản sinh đủ hormone hay không, bạn có cần dùng thuốc để điều trị hay không. Khi tuyến giáp của bạn được cải thiện hoạt động thì hệ miễn dịch và các ngón tay của bạn cũng sẽ lại bình thường.


(Ảnh: Internet)

Móng tay đổi màu và phần đệm thịt của móng hơi xanh có thể là dấu hiệu của tiểu đường làm máu lưu thông kém đến các ngón tay. Tiểu đường trước hoặc trong khi mang thai đều đòi hỏi sự lưu tâm hơn để tránh gây tác động xấu đến sức khỏe của cả mẹ và con, cả hiện tại lẫn sau này.

Bạn hãy đi xét nghiệm máu để xem lượng đường máu lúc đói có cao hơn hoặc bằng 126 (mức xác định tiểu đường) hay không. Tùy theo mức độ mà có khi bạn chỉ cần giảm cân là đã có thể giúp chỉ số này giảm về mức bình thường, hoặc bạn cần dùng thuốc điều trị. Ngoài ra, bạn cần lưu ý theo chế độ ăn ít đường, ít béo, và có chứa ít nhất 25g chất xơ mỗi ngày kết hợp với ít nhất 150 phút vận động thể dục mỗi tuần.

Trên mi mắt nổi những khối nhỏ màu vàng có thể báo hiệu lượng cholesterol trong cơ thể bạn cao, và dấu hiệu này rất sễ nhận ra bất kể da bạn nhạt hay đậm màu. Bạn hãy đi xét nghiệm máu sớm để điều chỉnh lại chế độ ăn uống và vận động, cũng như nhiều thói quen hàng ngày khác – tất cả những việc này đều rất quan trọng đối với nỗ lực thụ thai của bạn. Về phần những cục mỡ kia, bác sỹ có thể giúp bạn loại bỏ chúng bằng tiểu phẫu đơn giản.

Theo webtretho

Leave a Reply

Or