Đoán bệnh cho con qua phân của bé

Bạn đã biết được phân của con thế nào là bình thường, vậy thì dạng như thế nào là không bình thường, và tình trạng đó thể hiện cho những bệnh gì?

 



(Ảnh: Internet)

Phân lỏng

Bạn có thể biết con bị tiêu chảy nếu:

  • Phân của con lỏng;
  • Bé đi tiêu nhiều lần hơn, hoặc lượng lớn hơn bình thường;
  • Phân của con “bắn tung tóe”.

Nếu con đang mọc răng, phân của bé có thể lỏng hơn bình thường nhưng không gây tiêu chảy vậy nên đừng đổ lỗi cho việc mọc răng. Thay vào đó, các nguyên nhân thường gặp hơn là:

  • Bị viêm nhiễm, chẳng hạn như bị viêm dạ dày ruột;
  • Con ăn quá nhiều trái cây hoặc nước trái cây;
  • Phản ứng với thuốc;
  • Hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc bé bị dị ứng với thực phẩm.

Nếu bạn cho con bú sữa mẹ thì bé thường ít bị tiêu chảy do sữa mẹ giúp phòng tránh sự phát triển của vi khuẩn gây nên điều này. Trẻ bú sữa công thức thường dễ bị viêm nhiễm hơn, vậy nên việc khử trùng bình sữa và luôn nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho con là rất quan trọng. Ngoài ra, nếu bạn cho con bú sữa công thức, con có thể phản ứng mạnh với loại sữa mà bạn đang sử dụng. Hãy nói chuyện với bác sỹ của con trước khi thay đổi nhãn sữa để loại trừ các nguyên nhân khác.

Với các bé lớn hơn, tiêu chảy cũng có thể là dấu hiệu của táo bón nặng, do phân “tươi” có thể cố gắng xì ra qua nút chặn của “sản phẩm” cứng ngắc đang bị ứ đọng.Tiêu chảy có thể tự hết mà không cần chữa trong vòng 24 giờ, nếu không thì hãy đưa bé đi khám để tránh nguy cơ con bị thiếu nước. Đặc biệt, nếu con bị đi tiêu chảy 6 lần trong vòng 24 giờ, hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

Phân thô

Nhiều đứa trẻ đỏ mặt và rặn mạnh khi ị, điều này cũng là bình thường. Trường hợp được xác định là táo bón là khi:

  • Con có vẻ thật sự khó khăn khi đi ị;
  • Phân của con nhỏ và khô, như phân thỏ, hoặc cũng có thể to và cứng;
  • Con có vẻ khó chịu, bé căng người, rặn khó khăn và khóc khi đi ị;
  • Sờ bụng con thấy cứng;
  • Phân của bé có lẫn máu, là do ở vùng da quanh hậu môn có những vết nứt nhỏ hình thành dưới nhiều áp lực.

Trẻ bú mẹ thường ít bị táo bón hơn so với những bé được nuôi bằng sữa công thức, do sữa mẹ có chửa mọi dưỡng chất cần thiết giúp cho phân mềm. Pha sữa công thức quá đậm (nhiều bột) có thể dẫn tới tình trạng táo bón nên bạn hãy luôn theo đúng hướng dẫn sử dụng khi pha sữa cho con. Bảo đảm bạn hãy đong đủ nước đến mốc chỉ dẫn trước khi cho sữa vào.

Táo bón cũng có thể gây ra do:

  • Sốt;
  • Cơ thể bị thiếu nước;
  • Lượng nước bé tiếp nhận thay đổi;
  • Thay đổi chế độ ăn;
  • Do tác dụng của một số loại thuốc nhất định.

Đôi khi, những đứa trẻ bị táo bón là do cố gắng tránh cơn đau, chẳng hạn như khi bé có thể bị một vết rách ở vùng da quanh hậu môn (bệnh nứt hậu môn), và điều này gây nên vòng lẩn quẩn, khiến vấn đề càng nghiêm trọng. Bé sẽ rất đau khi cuối cùng cũng đành phải “sản xuất”.

Bạn hãy đưa con đến bác sỹ ngay khi bé bị táo bón, đặc biệt nếu nhận thấy có máu lẫn trong phân của bé, để bác sỹ khám và xác định nguyên nhân cũng như cho bạn lời khuyên về những điều chỉnh cần thực hiện cho con (chẳng hạn như tăng lượng nước, tăng chất xơ trong chế độ ăn nếu bé đã ăn dặm). Nhiều mẹ chia sẻ kinh nghiệm rằng cho bé mận hoặc mơ nghiền cũng có thể cải thiện tình hình.

 


(Ảnh: Internet)

Phân màu xanh lá

Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ thì phân xanh lá có thể là dấu hiệu cho thấy con bạn đang tiếp nhận quá nhiều lactose (đường tự nhiên có trong sữa). Điều này có thể xảy ra nếu bé được cho bú thường xuyên nhưng lại không nhận được phần sữa cuối nhiều protein và chất béo. Hãy bảo đảm con bạn bú hết ở một bên vú trước khi bạn cho con bú sang bầu vú bên kia.

Nếu bạn cho con bú sữa công thức thì sự thay đổi màu sắc (chuyển sang xanh lá đậm) có thể là do nhãn hiệu sữa bạn dùng. Hãy thử đổi sang một loại sữa khác để xem sao.

Nếu các dấu hiệu kéo dài quá 24 giờ, hãy đưa bé đến bác sỹ vì nguyên nhân có thể do:

  • Bé nhạy với thực phẩm;
  • Tác dụng phụ của thuốc;
  • Thói quen bú mớm của bé;
  • Đau bụng do virus.

Phân rất nhạt

Phân rất nhạt có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh vàng da khiến cho da của bé cũng như tròng trắng của mắt chuyển màu vàng, nếu là vàng da sinh lý thì thường hết trong vòng vài tuần sau sinh. Hãy cho bác sỹ biết nếu con bạn bị vàng da, kể cả khi bệnh có vẻ đang khỏi.

Ngoài ra, cũng hãy cho bác sỹ biết nếu phân của con rất nhạt, trắng như phấn. Đây có thể là dấu hiệu của vấn đề với gan, đặc biệt khi bệnh vàng da kéo dài trên 2 tuần.

 Theo webtretho

3 thoughts on “Đoán bệnh cho con qua phân của bé

Leave a Reply

Or