Dinh dưỡng khi mang thai: Ăn nhiều đạm hay tinh bột?

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng đối với thai nhi. Nhiều mẹ thắc mắc vì sao mình cứ tăng cân vù vù, trong khi em bé trong bụng lại nhỏ xíu? Có thể là do bạn có chế độ dinh dưỡng chưa đúng phương pháp.

Để có một chế độ dinh dưỡng đúng cách, mẹ cần ăn cân đối giữa chất bột đường (gạo, ngô, bánh mì, khoai, miến), chất đạm (thịt, cá, trứng) và chất béo (dầu ăn). Khẩu phần ăn giàu chất nào hơn cũng ảnh hưởng nhất định đến thai nhi.

Dinh dưỡng khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng khi mang thai rất quan trọng đối với thai nhi. Ảnh: Getty Images

Chất đạm sẽ vào con

Giữa hai chế độ ăn bằng nhau về giá trị năng lượng (2.200kcal), một chế độ ăn thừa chất bột đường, một chế độ ăn thừa chất đạm thì với chế độ ăn nhiều chất bột đường, mẹ dễ bị béo phì hơn. Như vậy trong cùng một chế độ ăn tiêu chuẩn (2.200kcal), ăn nhiều chất đạm có lợi hơn chất bột đường.

Nguyên nhân là tốc độ chuyển từ bột đường sang mỡ rất nhanh, trong khi đạm chuyển hóa sang mỡ chậm hơn nhiều. Với chế độ ăn nhiều chất bột đường, chất dinh dưỡng sẽ vào mẹ là chủ yếu, hạn chế vào con. Hậu quả thai nhi sẽ nhỏ, còn mẹ lại béo mập. Khi vào cơ thể, chất bột đường được dùng cho 5 mục đích chính: tạo ra năng lượng, tham gia cấu trúc cơ thể, tích lũy thành glycogen, tạo ra các sản phẩm đặc biệt và tạo thành mỡ. Trong đó mục đích tạo ra năng lượng là quan trọng nhất, các mục đích khác không quan trọng nên chất bột đường rất dễ bị thừa so với nhu cầu của cơ thể và sẽ tích trữ thành mỡ, và mỡ sẽ tích lại trong cơ thể mẹ.

Ngược lại nếu ăn nhiều chất đạm, chất này sẽ vào cơ thể thai nhi. Khi được nạp vào cơ thể, đạm sẽ tham gia cấu trúc cơ thể, chuyển hóa sinh năng lượng và tích trữ thành mỡ. Có tới 80% chất đạm được dùng để tham gia cấu trúc cơ thể. Tổng số trữ lượng đạm trong cơ thể cao gấp 30 lần so với chất bột đường. Vì thế mẹ ăn bao nhiêu đạm con đều tiếp thu được hết, rất khó dư thừa để làm mẹ béo phì.

Có nên loại bỏ chất bột đường khỏi chế độ ăn

Tuy chất bột đường dễ gây béo phì nhưng nò lại là nguồn dinh dưỡng có vai trò tạo năng lượng sống cơ bản cho cả mẹ và con. Chưa kể với não bộ bé, năng lượng duy nhất được sử dụng là từ chất bột đường. Các tế bào của bé liên tục vận động, sinh sôi và phát triển. Tất cả các quá trình sinh học này không thể diễn ra nếu không được cung cấp năng lượng. Mặt khác mọi quá trình sử dụng chất đạm trong cơ thể bé như cấu trúc nhân tế bào, cấu tạo nên cơ, não bộ, tim đều cần năng lượng từ chất bột đường. Không chất nào có thể thay thế được điều này. Vì thế mẹ không thể không ăn chất bột đường.

Thêm vào đó, ăn quá nhiều chất đạm cũng sẽ gây hại. Trong các chu trình chuyển hóa, chuyển hóa chất đạm thuộc loại “ô nhiễm” nhất. Đây là chất duy nhất khi chuyển hóa tạo ra NH3 nội sinh, một chất gây độc thần kinh và gan. Việc quá dư NH3 sẽ gây độc thần kinh, dẫn đến hôn mẹ ở thai phụ và rối loạn sự phát triển thần kinh ở con. Do đó càng ăn thừa đạm càng tạo ra nhiều NH3,điều này không có lợi cho thai phụ và con.

Ngoài ra, việc thải sản phẩm chuyển hóa cuối cùng của chất đạm là ở gan và thận. Nếu ăn quá nhiều đạm đến mức dư thừa, gan và thận sẽ quá tải. Vì vậy tốt nhất bạn nên có chế độ dinh dưỡngđầy đủ và cân bằng các chất bột đường, đạm và béo.

Lưu ý

Muốn tăng cường chất đạm cho thai nhi, mẹ hãy tích cực ăn thịt (đạm động vật) chứ không phải thịt hộp hay đạm thực vật (đậu tương, vừng, lạc). Thịt hộp và đạm từ thực vật không có giá trị sinh học bằng đạm động vật.

Không nên ăn chay khi mang thai do việc ăn chay khiến bạn có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng toàn phần, đặc biệt nếu bạn ăn thuần chay.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 – 2.400kccal/ngày. Trong đó 55% là chất bột đường, 20% là chất đạm và 25% là chất béo.

Theo Ebe

Leave a Reply

Or