Điều các mẹ cần biết về dị ứng ở trẻ

Theo các chuyên gia việc trẻ bị dị ứng xuất hiện nhiều so với nhiều năm trước đây. Ước tính có đến 9% trẻ em bị viêm mũi dị ứng, 10 -20% trẻ bị dị ứng da và 6% trẻ dưới 2-3 tuổi bị dị ứng liên quan đến thức ăn.

Dị ứng là sự nhạy cảm với một số thành phần trong tự nhiên. Về cơ bản đó là phản ứng mạnh mẽ của hệ miễn dịch. Vì một số lý do mà hệ miễn dịch có thể thấy những tác động không tốt đến sức khỏe và sinh ra các phản ứng.

Ở trẻ đó là khi bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng tạo thành kháng thể gọi là Ige. Chất này ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng rồi sau đó gây ra các triệu chứng như ngứa, chảy nước mắt, hắt hơi và đau bụng ( với một số loại dị ứng về thức ăn).

Triệu chứng dị ứng ở trẻ

di ung o tre nho

Việc dị ứng này phụ thuộc vào phần nội tạng bị ảnh hưởng. Nếu đó là do các vấn đề về môi trường như dị ứng phấn hoa, nó sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ, khiến trẻ bị sổ mũi hoặc khó thở.

Dị ứng thức ăn thường ảnh hưởng đến hệ thống dạ dày khiến bé buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy.

Một số dị ứng khác ảnh hưởng trực tiếp đến da vì thế bạn có thể dễ dàng phát hiện những nốt đỏ xuất hiện trên da bé sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Đó có thể là những nốt nhỏ màu đỏ hoặc da bé sẽ bị phát ban ngay sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Hãy luôn quan sát cẩn thận những biểu hiện của trẻ, bởi nếu không có biện pháp khắc phụ kịp thời, mức độ dị ứng của trẻ có thể phát triển theo thời gian và gây nguy hiểm hơn bạn tưởng.

Hãy nói với bác sĩ những biểu hiện, thay đổi mà bạn thấy là bất thường ở trẻ.

Nếu bé có biểu hiện khó thở nhẹ hoặc trở nên khó thở hơn sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hãy can thiệp ngay lập tức. Sốc mẫn cảm là một phản ứng dị ứng có thể gây sốc hoặc dẫn đến tử vong.

Có xét nghiệm nào cho việc này?

Để chuẩn đoán đúng, cần phải tìm được sự hiện diện của Ige, ở đây cụ thể là nhưng chất gây dị ứng. Nếu nghi ngờ bé bị dị ứng hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa. Họ sẽ muốn bạn nói rõ về các phản ứng cũng như triệu chứng mà bé gặp phải hoặc cũng có thể bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh của gia đình. Nếu trong gia đình đã từng có người bị dị ứng thì việc trẻ bị dị ứng sẽ cao hơn hẳn so với những đứa trẻ khác.

Nếu các đánh giá ban đầu cho thấy trẻ có thể bị dị ứng, bé sẽ được giới thiệu đến gặp các bác sĩ chuyên khoa dị ứng để kiểm tra mức độ dị ứng mà trẻ mắc phải.

Làm sao để biết bé có bị dị ứng hay không?

Một số trẻ có vết chàm trên người có nhiều khả năng dị ứng thức ăn, những kiểu dị ứng này dễ biến tướng thành các loại dị ứng môi trường, gây ra hen suyễn.

Yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng. Nếu bạn hay chồng bạn đã từng bị dị ứng, rất có thể con bạn sẽ bị dị ứng.

Một số trẻ bị dị ứng mà không hề có lý do rõ rệt.

Cách tốt nhất điều trị dị ứng ở trẻ?

Với những trẻ bị dị ứng mà không rõ nguyên nhân, cách tốt nhất là nên xét nghiệm máu. Tuy nhiên những xét nghiệm kiểu này chỉ có hiệu quả với những trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Với những trẻ nhỏ hơn cách tốt  nhất để xác định rõ nguyên nhân gây dị ứng là xem xét các biểu hiện, tình trạng dị ứng, mức độ thường xuyên của các phản ứng xem có phải do nguyên nhân thời tiết hay không để có phương thức điều trị hợp lý nhất.

Việc theo dõi và ghi lại những lần trẻ bị dị ứng có thể giúp bác sĩ biết chính xác được loại dị ứng mà trẻ dang mắc phải.

Các loại thuốc kháng sinh như histamine có thể giảm ngứa, phát ban, sổ mũi và một số triệu chứng dị ứng khác.

Cách phòng tránh dị ứng

Thông thường các bác sĩ nhi khoa sẽ chờ đến khi trẻ được 1 tuổi mới bắt đầu giới thiệu cho bạn về những chất phổ biến gây dị ứng như đậu phộng, lúa mỳ, sữa bò…

Hạn chế sử dụng các chất liệu dễ gây dị ứng cho trẻ như len, các sợi vải có thể gây ra dị ứng.

Hạn chế ăn uống ở bên ngoài, điều này phần nào giúp làm giảm nguy cơ bị dị ứng do đồ ăn chế biến sẵn không đảm bảo vệ sinh, thường sử dụng nhiều các loại đường hóa học cũng như các chất bảo quản.

Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, lau chùi bụi bẩn thường xuyên, tránh nuôi các loại vật nuôi có nhiều lông như chó, mèo,… có thể giúp bạn hạn chế được nguy cơ dị ứng của trẻ.

Luôn giữ đôi tay sạch sẽ bởi tay là bộ phận trung gian có khả năng lây truyền nhiều loại bệnh truyền nhiễm.

Chăm sóc trẻ kỹ hơn trong giai đoạn giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bé chống chọi được với các tác nhân gây dị ứng do thời tiết.

theo: mecon

Leave a Reply

Or