Dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Việt Nam: Tuy không lây bệnh trực tiếp ở người nhưng vẫn gián tiếp gây bệnh theo cách này

Nhiều người cho rằng dịch tả lợn châu Phi không có khả năng lây bệnh sang cho con người nên vẫn bình chân như vại. Thực tế thì chúng vẫn có khả năng gián tiếp lây nhiễm virus cho người theo những cách khó lường dưới đây.

 

Phát hiện dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Việt Nam, giới chuyên gia đề cao ứng phó

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có thông báo về việc xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại Hưng Yên và Thái Bình với 3 ổ dịch tại các huyện, thị xã. Cụ thể, Hưng Yên có 2 ổ dịch gồm 130 con lợn, Thái Bình có một ổ dịch với 123 con nhiễm bệnh.

Sau khi phát hiện các ổ dịch trên, Cục Thú y đã tiến hành tiêu hủy ngay lập tức toàn bộ số lợn có xét nghiệm dương tính với bệnh dịch. Chính quyền địa phương đã lập các chốt chặn vận chuyển, buôn bán lợn sống, các sản phẩm từ thịt lợn và khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi, chợ dân sinh.

Không trực tiếp lây nhiễm, dịch tả lợn châu Phi vẫn gián tiếp gây bệnh theo cách này - Ảnh 1.

Sau khi phát hiện các ổ dịch trên, Cục Thú y đã tiến hành tiêu hủy ngay lập tức toàn bộ số lợn có xét nghiệm dương tính với bệnh dịch.

Theo đó, Cục Thú y lấy thêm hàng trăm mẫu phân tích với các đàn lợn ở khu vực xung quanh ổ dịch và đang chờ kết luận. Cục Thú y khuyến cao người dân trong chăn nuôi phải thường xuyên vệ sinh, phun thuốc sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh. Khi mua lợn giống cần chú ý mua lợn rõ nguồn gốc, kiểm tra kỹ càng để tránh mua phải đàn lợn có mang mầm bệnh. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, nếu thấy lợn có biểu hiện bệnh cần báo ngay cho chính quyền hoặc cơ quan thú y để được hướng dẫn giải quyết.

Ông Nguyễn Văn Long (Trưởng phòng Dịch tễ, Cục Thú y) chia sẻ, lợn bị nhiễm nhiễm dịch tả lợn châu Phi có nhiều triệu chứng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Việc chẩn đoán Dịch tả lợn châu Phi khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng, mà cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xét nghiệm mới có thể phát hiện chính xác virus dịch tả lợn châu Phi. Ở thể quá cấp tính, lợn chết nhanh, không có biểu hiện triệu chứng hoặc nằm, sốt cao trước khi chết. Ở thể cấp tính, lợn sốt cao đến 42 độ C, không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lưng cog, di chuyển bất thường.

Không trực tiếp lây nhiễm, dịch tả lợn châu Phi vẫn gián tiếp gây bệnh theo cách này - Ảnh 2.

Mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi không hề đơn giản như nhiều người vẫn đang nghĩ.

Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu. Lợn sẽ chết trong vòng 6-13 hoặc 20 ngày. Tỷ lệ tử chết cao lên tới 100%. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm virus thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang virus tả lợn châu Phi suốt đời.

Bệnh dịch lợn tả châu Phi có cơ chế lây qua đường tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh. Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Tổng cộng đã có hơn 1,08 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy. Từ ngày 3/8/2018 đến ngày 18/2/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có 105 ổ DTLCP xuất hiện tại 25 tỉnh (trong đó có nhiều ổ dịch xảy ra tại tỉnh Vân Nam và Quảng Đông gần biên giới với Việt Nam). Tổng cộng đã có hơn 950.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

Điều đáng nói là dịch bệnh tả lợn châu Phi không lây truyền trực tiếp sang cho con người khiến nhiều người dửng dưng, nhất là những người không chăn nuôi lợn. Tuy nhiên thực tế thì chúng vẫn có khả năng lây nhiễm gián tiếp virus dịch bệnh tả lợn châu Phi sang cho con người.

Không trực tiếp lây nhiễm, dịch tả lợn châu Phi vẫn gián tiếp gây bệnh theo cách này - Ảnh 3.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể gián tiếp gây viêm màng não.

Dịch bệnh tả lợn châu Phi có thể lây truyền sang cho con người theo những cách nào?

Giới chuyên gia nhận định, mặc dù không gây bệnh trên nguồi nhưng dịch bệnh tả lợn châu Phi có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn mắc bệnh tả có nguy cơ mắc thêm một loạt bệnh nguy hiểm khác như lợn tai xanh, cúm, thương hàn… Đây chính là đầu mối nguy hiểm sức khỏe con người nếu ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh. Người ăn phải thịt nhiễm virus tả lợn châu Phi lúc này có thể bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn tiết canh, ăn thịt chưa nấu chín kỹ.

Nếu lợn bị dịch bệnh tả lợn châu Phi thêm bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn tồn tại trong miệng và mũi sẽ có cơ hội bùng phát mạnh. Chỉ cần người bị trầy xước hoặc có vết thương, tiếp xúc với lợn bệnh thì nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập cũng rất lớn.

Không trực tiếp lây nhiễm, dịch tả lợn châu Phi vẫn gián tiếp gây bệnh theo cách này - Ảnh 4.

Người ăn phải thịt nhiễm virus tả lợn châu Phi có thể bị rối loạn tiêu hóa, nhất là khi ăn tiết canh, ăn thịt chưa nấu chín kỹ.

Giới chuyên gia nhận định, người bệnh nhiễm virus tả lợn châu Phi gián tiếp thường có các biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, thậm chí là viêm màng não…

Nói như vậy để thấy mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi không hề đơn giản như nhiều người vẫn đang nghĩ. Bạn không trực tiếp lây virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng có nguy cơ cực lớn mắc những bệnh mà lợn tai xanh, thương hàn, cúm… đem lại. Nhiệm vụ phòng chống và ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam là vấn đề chung mà bất cứ ai cũng cần bắt tay vào để bảo vệ sức khỏe của chính mình, người thân cũng như đàn gia súc gia cầm.

Theo Afamily

Leave a Reply

Or