Đi khắp năm châu tìm hiểu chế độ thai sản

 Nào các bà mẹ, bạn có bao giờ thắc mắc là các bà mẹ ở các nước láng giềng hoặc xa xôi hơn được nghỉ và hưởng chế độ khác chúng ta như thế nào khi sinh con không? Hãy cùng du lịch một vòng thế giới để tìm hiểu về chế độ đặc biệt dành riêng cho các bà mẹ (và cả ông bố) khi sinh con nhé!


Cùng đi một vòng thế giới để tìm hiểu về chế độ cho các bà mẹ sinh con con trên khắp năm châu nhé! Ảnh: Corbis.

Albania (An- ba-ni)
Các bà mẹ Albania được nghỉ sinh lên đến 365 ngày, với 150 ngày đầu được hưởng 80% thu nhập và số ngày còn lại hưởng 50% thu nhập.

Australia (Úc)
Các bà mẹ có đi làm ở Australia có thể nghỉ 18 tuần được trả theo mức lương tối thiểu của nhà nước và có thể gia hạn đến 52 tuần không hưởng lương.

Brazil (Bra-xin)
Các quyền lợi về thai sản ở quốc gia này không quá tốt với chỉ 4 tháng nghỉ sinh được trả lương, nhưng người lao động sẽ được hưởng chế độ giữ trẻ miễn phí đến khi bé được 6 tuổi.


Ảnh: Corbis.

Canada
Tại hầu hết các bang, bà mẹ trẻ được nghỉ sinh 15 tuần hưởng 55% lương, tối đa là 485 đô-la / tuần. Các bang còn lại, phụ huynh được hưởng 35 tuần nghỉ sinh có hưởng lương có thể được chia sẻ giữa cha và mẹ.

Croatia
Đất nước vùng Balkan này cho phép sản phụ được nghỉ đến 1 năm hưởng trọn lương. Chế độ này cũng được thực hiện tương tự ở Serbia – thuộc Cộng Hoà Nam Tư Cũ.

Cuba
Các bà mẹ trẻ có thể nghỉ sinh 18 tuần hưởng trọn lương, vả cả hai bố mẹ có thể có thêm 40 tuần nghỉ chăm con hưởng 60% lương. Điều thú vị là Cuba bắt buộc cả đàn ông và phụ nữ phải có trách nhiệm cùng chia sẻ công việc nội trợ và chăm sóc con cái với nhau.

Hoa Kỳ
Nếu bạn làm việc từ 12 tháng trở lên, bạn sẽ được nghỉ sinh 12 tuần không lương. Tuy nhiên, chỉ có những công ty trên 50 lao động mới được bảo vệ bởi luật pháp, điều đó có nghĩa là hơn một nửa số doanh nghiệp Mỹ nằm ngoài luật này. Và dưới 1/5 số doanh nghiệp Mỹ tự nguyện trả lương cho người lao động đang nghỉ thai sản.

Italy (Ý)
Ôi, cuộc sống thật ngọt ngào! (Ahla sorta dolce vita!) Ở Ý, các doanh nghiệp không có quyền bắt thai phụ làm việc trong 2 tháng cuối thai kỳ và 3 tháng sau khi sinh, với thu nhập bằng 80%. Và thêm 6 tháng nghỉ hưởng 30% lương nữa được tính cho đến khi đứa trẻ lên 8 – và có thể được áp dụng cho cả cha lẫn mẹ.


Ảnh: Corbis.

Malaysia
Malaysia là một trong số dưới 30 quốc gia không tuân thủ Công ước Bảo vệ Thai sản của Tổ chức Lao động Quốc tế – yêu cầu phải cho phép nghỉ thai sản tối thiểu là 14 tuần. Phụ nữ Malaysia chỉ được nghỉ sinh vỏn vẹn 60 ngày hưởng nguyên lương.

Monaco
Monaco là quốc gia có số tỷ phú và triệu phú trên đầu người cao nhất thế giớo, và kỷ lục này trái ngược với tỷ lệ sinh của nước này với kỷ lục sinh thấp nhất thế giới. Nhưng các bà mẹ trên đất nước này chỉ có thể nghỉ sinh 8 tuần trước sinh và 8 tuần sau sinh hưởng 90% lương cho 2 đứa con đầu, và tăng lên thành 18 tuần sau sinh khi sinh đứa thứ ba trở lên. Người cha được nghỉ 12 ngày, kể cả ngày lễ và chủ nhật.

Na-Uy
Quốc gia xứ Scandinavi luôn được xếp đầu trong bảng xếp hạng những nơi đáng sống nhất thế giới của Liên Hiệp Quốc, điều đó quả không ngoa chút nào. Cha mẹ trẻ được nghỉ đến 46 tuần hưởng nguyên lương hoặc 56 tuần hưởng 80% lương – nhưng các ông bố phải nghỉ tối thiểu 12 tuần (được gọi là điều kiện ràng buộc người cha) hoặc sẽ mất chế độ. Đến 90% các ông bố thực hiện nghiêm túc điều này.

Nga
Phụ nữ Nga được hưởng tổng cộng 140 ngày nghỉ bắt buộc – 70 ngày trước khi sinh và 70 ngày sau sinh – hưởng 100% lương. Và những người chăm sóc đứa trẻ – bao gồm cả ông bà – được hưởng trợ cấp chăm sóc trẻ đến khi trẻ lên 3.

Nam Phi
Phụ nữ được nghỉ 4 tháng hưởng đến 60% thu nhập – hào phóng hơn nhiều quốc gia Châu Phi khác – và bị cấm làm việc trong ít nhất 6 tuần sau sinh.

Nhật Bản
Với tỉ lệ sinh âm (tức số trẻ sinh ra không đủ thay thế thế hệ cũ) và dự tính dân tộc Nhật Bản có thể tuyệt chủng sau 1 thiên niên kỷ nữa, chính quyền nước này đã nghĩ đến việc tăng quyền lợi thai sản để thúc đầy tỷ lệ sinh. Các bà mẹ giờ đây có thể nghỉ sinh đến 14 tuần hưởng 60% lương và có thể nghỉ đến 1 năm không lương – được chia sẻ giữa bố và mẹ.


Ảnh: Corbis.

Pháp
Oh-la-la, các bà mẹ là công dân Pháp được hưởng 16 tuần nghỉ thai sản hưởng nguyên lương cho hai con đầu và lên đến 26 tuần cho con thứ ba trở đi. Thêm vào đó, người mẹ còn được nghỉ phép và bảo lưu việc làm cùng thu nhập đến 3 năm để ở nhà chăm sóc con, được nhận trợ cấp chăm sóc trẻ và các trợ cấp khác khá hào phóng. Tất cả những chính sách tuyệt vời này nhằm thúc đẩy tỷ lệ sinh của Pháp – vốn đang trên đà xuống dốc chung của các nước Châu Âu.

Đảo Papua New Guinea
Hòn đảo vẫn còn chưa được khai phá hết ở Nam Úc, nơi có đến 830 ngôn ngữ với 6.2 triệu dân – phần lớn làm nghề nông – đảm bảo cho phụ nữ được nghỉ thai sản 12 tuần mà không mất việc, nhưng không được hưởng một đồng lương nào.

Trung Quốc
Mỗi năm, trên 18 triệu phụ nữ mang thai và sinh nở ở Trung Quốc được hưởng 14 tuần nghỉ sinh có hưởng lương, và gần đây được điều chỉnh là 90 ngày làm việc theo mức tối thiểu của Luật Lao động Quốc tế.

Thuỵ Điển
Đây là thiên đường của những người sắp làm cha mẹ. Phụ huynh được hưởng đến 480 ngày nghỉ thai sản với 80% thu nhập (đến một mức nào đó), và các ông bố bà mẹ được khuyến khích chia đều số ngày nghỉ cho nhau. Quá tuyệt đúng không? (Låter utmärkt!)

Tanzania
Phụ nữ ở quốc gia Đông Phi này được nghỉ hưởng lương đến 84 ngày mỗi 3 năm (100 ngày nếu sinh đôi – hoặc ba, tư), và họ có thể nghỉ thai sản đến 4 lần trong khi đang làm việc cho cùng một doanh nghiệp. Người cha chỉ được nghỉ 3 ngày.

Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)
Liên bang 7 tiểu vương quốc giàu có này lại có chính sách nghỉ thai sản tệ nhất thế giới, chỉ cho phép phụ nữ nghỉ thai sản hưởng nguyên lương trong 45 ngày. Hơn 30 năm qua, tỷ lệ sinh của UAB đã giảm còn một nửa và là thấp nhất khu Vùng Vịnh.

Việt Nam 
Từ năm 2013, các bà mẹ Việt đã chính thức được nghỉ sinh 6 tháng hưởng trọn lương (theo mức đóng bảo hiểm xã hội) được nhận 2 tháng trợ cấp nuôi con theo mức lương tối thiểu của nhà nước. Phụ nữ mới sinh con phải nghỉ đủ 60 ngày mới được phép đi làm trở lại và phải có chứng nhận sức khoẻ. Chi phí khám chữa bệnh và sinh con tại các bệnh viện công được hỗ trơ 80%, gia đình sản phụ chỉ phải đóng thêm 20%.


Mẹ con – Tranh Hs. Nguyễn Thanh Bình.

 theo: webtretho

 

 

 

 

 

One thought on “Đi khắp năm châu tìm hiểu chế độ thai sản

Leave a Reply

Or