Dạy trẻ cách ứng xử – Hướng dẫn trẻ ứng xử

Có lẽ bạn đã từng trải qua tình huống như sau: Đứa con nhỏ của bạn làm một việc gì đó mà bạn không muốn cháu làm và điều này lặp đi lặp lại nhiều lần. Cuối cùng, bạn tức giận và quát tháo con để chúng nhớ rằng lần sau không được tái phạm nữa.

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số cách nói chuyện với bé nhẹ nhàng mà hiệu quả để bạn không cảm thấy hối tiếc về sau:

Bạn muốn con bạn: Không nên Nên Vì sao?
Vào giường ngủ ngoan và ở yên đó

“Nếu con ra khỏi giường một lần nữa, mẹ (cha) sẽ không nói chuyện nhẹ nhàng với con nữa đâu”

“Sau khi con vào giường rồi, mẹ (cha) muốn con ngủ yên trên giường luôn nhé”

Đây là một cách thể hiện sự mong muốn của bạn với con một cách rõ ràng và không quá nóng nảy

Ăn món đậu và cà rốt

“Con sẽ phải ngồi lại bàn cho đến khi ăn xong xuất đậu của mình”

“Con nên ăn hết phần của mình đi, vì sẽ không có thêm bữa ăn vặt nào sau bưã tối đâu”

Đây là cách nhắc nhở trẻ rằng cửa nhà bếp sẽ bị đóng, nhưng bé có thể chọn cách ăn tiếp hoặc không

Làm bài tập

“Con sẽ không được chơi gì cả nếu không làm cho xong bài tập của mình”

“Mẹ sẽ đưa con sang nhà bạn Ellie chơi ngay khi con hoàn tất bài tập nhà”

Với cách nói này, bạn khuyến khích trẻ bằng sự tưởng thưởng thay vì trừng phạt

Đánh răng

“Mẹ (cha) sẽ không kể cho con nghe truyện cổ tích trước khi ngủ nếu con không đi đánh răng”

“Tới giờ ngủ rồi. Mình phải làm gì trước khi đi ngủ nhỉ?”

Đây là cách bạn giúp bé thực hiện những sinh hoạt hàng ngày mà không cần dùng đến hình phạt

Cư xử phải phép chốn công cộng

“Con hãy dừng chạy nhảy ngay, nếu không con sẽ không được xem tivi khi về nhà”

“Sao con không giúp mẹ tìm thêm một ít ngũ cốc nhỉ?”

Cách này giúp làm sao nhãng những trò nghịch ngợm của trẻ và gợi ý cho bé cư xử phù hợp hơn

Chăm sóc chú chó của bé

“Con hãy tự chăm sóc chú chó của mình, còn không thì mẹ (cha) sẽ cho nó đi đấy”

“Cún con trông có vẻ đói rồi đấy. Ở đây mẹ có một ít thức ăn cho nó đây”

Điều này gợi nhắc cho bé hiểu trách nhiệm của mình

Hỏi mà không nhõng nhẽo

“Nếu con mà còn rên rỉ nữa, mẹ (cha) sẽ cho đống búp bê này ra ngoài đường”

“Mẹ (cha) đang nghe con đấy, nhưng mẹ (cha) chỉ có thể hiểu cách nói bình thường của con thôi”

Với cách này, bạn cho bé biết bạn thích trò chuyện cùng bé nhưng không chấp nhận giọng nói như vậy

Lau dọn phòng

“Sẽ không có bữa tối nào nếu con không dọn cho sạch phòng mình”

“Mẹ (cha) muốn con cất những đồ chơi này vào đúng chỗ của nó, Con muốn làm việc này trước hay sau bữa tối”

Bạn đang trình bày mong muốn của mình với trẻ một cách rõ ràng nhưng vẫn để cho bé quyền lựa chọn

Ngừng huyên thuyên

“Mẹ (cha) sẽ không đi cùng một người ba hoa đến công viên đâu”

“Nghe giọng con như đang giận gì chị con phải không. Con nên nói với chị ấy điều này”

Điều này nhắc nhở đứa con nhỏ của bạn rằng bé có thể cùng chị (anh) mình chia sẻ những bất đồng

Im lặng khi đi trên đường

“Con mà không ngồi yên thì chúng ta sẽ quay về nhà, không đi đâu nữa”

“Mẹ (cha) đang tập trung lái xe. Chắc phải dừng lại quá, đến khi nào con chịu ngồi yên”

Điều này nhắc cho bé hiểu những ảnh hưởng, giới hạn và hậu quả có thể xảy ra bởi cách ứng xử của bé

 Theo Monngonmoingay

Leave a Reply

Or