Dạy trẻ 8 kĩ năng cần thiết cho tương lai

Là bố mẹ, chúng ta không thể biết trước được tương lai và chuẩn bị tất cả cho con mình. Tuy nhiên, bố mẹ có thể trang bị cho con các kỹ năng để thích nghi với mọi hoàn cảnh, học hỏi mọi điều và giải quyết được mọi khó khăn con gặp phải trên đường đời.
 day-con
Ảnh minh họa.

1. Đặt câu hỏi

Chúng ta luôn mong muốn những đứa trẻ có khả năng tự học bởi vì khi trẻ có thể tự học chúng ta không cần thiết phải dạy cho trẻ mọi thứ. Bất cứ thứ gì trẻ cần học trẻ đều có thể tự nghiên cứu được. Bước đầu tiên của việc tự học được là cần phải biết đặt câu hỏi.

Việc đặt câu hỏi của trẻ diễn ra hết sức tự nhiên, nên các bậc cha mẹ cần khuyến khích việc đặt câu hỏi của trẻ. Cách tốt nhất để hình thành kỹ năng đặt câu hỏi cho trẻ là làm gương trước. Khi bạn và con cùng gặp những điều mới lạ hãy đặt câu hỏi và cùng con khám phá những câu trả lời có thể xảy ra.. Khi trẻ đặt câu hỏi thay vì mắng phạt hãy khen ngợi trẻ.

2. Giải quyết vấn đề

Nếu trẻ có thể giải quyết vấn đề, trẻ có thể làm mọi thứ. Một nhiệm vụ mới có thể khiến mọi người e ngại nhưng nếu biết cách giải quyết vấn đề mọi thứ đều có thể làm được. Một kỹ năng mới, một môi trường mới, một nhu cầu mới … tất cả chúng chỉ đơn giản chỉ là những vấn đề cần được giải quyết.

Dạy cho trẻ cách giải quyết vấn đề bằng cách làm gương cho con khi giải quyết những vấn đề đơn giản trước và để cho con tự giải quyết những vấn đề đơn giản của mình. Đừng ngay lập tức giải quyết tất cả các vấn đề của trẻ, hãy để trẻ tự làm và thử nhiều phương án khác nhau, sau đó bạn có thể trao thưởng cho những nỗ lực đó. Trẻ sẽ có niềm tin vào khả năng giải quyết vấn đề của mình và sau đó sẽ nghĩ không có gì là không thể làm được.

3. Hoàn thành các nhiệm vụ

Đầu tiên hãy cùng làm các nhiệm vụ với trẻ, để cho trẻ thấy thành quả khi cùng làm việc với bạn, từ từ để trẻ tham gia vào nhiệm vụ nhiều hơn và dần dần để cho trẻ tự làm. Khi trẻ đã có sự tự tin, hãy để trẻ tự làm một mình. Trẻ sẽ vui mừng và phấn khích với các nhiệm vụ khác của mình.

4. Tìm kiếm đam mê.

Tất cả những gì khiến một người làm việc không phải là mục đích, kỷ luật, những động lực bên ngoài, hay phần thưởng mà là vì đam mê. Khi bạn luôn hào hứng và không thể ngừng suy nghĩ về điều gì đó, bạn chắc chắn sẽ cam hết hoàn thành và dành hầu hết thời gian và niềm yêu thích để hoàn thành công việc đó. Hãy giúp trẻ tìm thấy niềm đam mê của chúng. Đó là những gì trẻ thấy vui vẻ, phấn khích và thích thú nhất. Đừng ngăn cản bất cứ sở thích nào. Hãy luôn luôn cổ vũ, khuyến khích trẻ.

5. Tính độc lập

Trẻ cần được dạy kĩ năng này để dần dần có thể tự đứng trên đôi chân của mình. Từ từ khuyến khích trẻ tự làm mọi việc. Bắt đầu từ chỗ dạy trẻ cách làm, làm mẫu cho trẻ, giúp trẻ làm, giúp đỡ một chút ít, cho đến để trẻ tự làm dù có thể mắc lỗi.

Từ tự tạo dựng sự tự tin bằng cách cho phép trẻ thành công và tự giải quyết vấn đề nếu mắc lỗi. Khi trẻ học được tính độc lập, khi trưởng thành trẻ sẽ không cần đến thầy cô, cha mẹ hay lãnh đạo phải chỉ có trẻ phải làm gì. Khi đó trẻ có thể tự quản lý được bản thân, cảm thấy độc lập và có thể tự vạch ra hướng đi cần thiết cho công việc của mình.

6. Hạnh phúc theo cách của chính mình

Ngày nay, quá nhiều cha mẹ chiều chuộng trẻ, cho trẻ quá ít tự do để làm những gì chúng muốn, vì thế hạnh phúc, niềm vui của trẻ phụ thuộc quá nhiều vào bố mẹ. Khi trẻ lớn lên, trẻ không hiểu được như thế nào là hạnh phúc. Ngay lập tức trẻ tìm đến bạn bè hoặc người yêu hoặc tìm niềm vui ở những điều bên ngoài như mua sắm, ăn uống, chơi điện tử hoặc Internet.

Nhưng nếu một đứa trẻ được giáo dục rằng chúng hoàn toàn có thể tự làm mình hạnh phúc bằng cách tự vui chơi, đọc sách, tưởng tượng…Hãy cho phép trẻ một mình từ khi còn nhỏ. Cho trẻ những khoảng trống, thời gian riêng cho bản thân không có sự kiểm soát của bố mẹ.

7. Lòng nhân hậu

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng ta cần kỹ năng này để làm việc hài hòa với mọi người, để chăm sóc cho người khác hơn bản thân mình, để được hạnh phúc bằng cách làm cho người khác hạnh phúc.

Làm gương cho con về lòng nhân hậu rất quan trọng. Hãy nhân hậu với con và mọi người mọi lúc. Cho trẻ thấy sự đồng cảm bằng cách hỏi trẻ nghĩ người khác sẽ cảm thấy thế nào. Tận dụng cơ hội để làm cho người khác bớt đau khổ, và hạnh phúc  khi bạn có thể, và khi đó hãy chỉ cho trẻ thấy những điều hạnh phúc bạn cũng nhận lại được là như thế nào.

8. Thích nghi với sự thay đổi

Đây là kỹ năng vô cùng cần thiết. Thế giới và cuộc sống luôn có sự thay đổi. Học cách chấp nhận thay đổi, đối phó với thay đổi, điều chỉnh mình theo dòng chảy của sự thay đổi sẽ là điểm mạnh giúp trẻ cạnh tranh được trong cuộc sống. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người sợ sự thay đổi – những người đặt ra mục tiêu và kế hoạch và cứng nhắc tuân thủ mà không để ý đến sự thay đổi bên ngoài.

Đôi khi quá cứng nhắc lại không có lợi trong hoàn cảnh cuộc sống luôn linh hoạt và biến động. Hãy làm gương cho con về kỹ năng này, tận dụng mọi cơ hội quan trọng để chỉ cho trẻ thấy thay đổi là chấp nhận được, và giải thích cho trẻ, trẻ có thể thích nghi, và nắm bắt được những cơ hội mới tốt hơn nếu thay đổi.

Cuộc sống là một cuộc phiêu lưu và có thể sẽ không đi đúng hướng như những gì bạn mong đợi, vì thế linh hoạt hãy phá vỡ các quy tắc đã được lên kế hoạch từ trước. Và sụ thay đổi đôi khi là một phần bất ngờ của cuộc sống.

 

 

theo: mecon

Leave a Reply

Or