Dạy thế này con “tuyệt” không nói dối!

Tôi có những phương pháp rất tâm lý và hiệu quả để luôn khiến con thẳng thắn và thành thật với mình.

Bản thân tôi từ trước đến nay tính tình ngay thẳng, có sao nói vậy và ghét nhất những người lươn lẹo, quanh co. Do đó, tôi cũng muốn con cái mình sau này lớn lên cũng sẽ là những người đàng hoàng, không biết nói dối. Dạy con trung thực không phải chỉ đơn giản như dạy bé cầm cái thìa hay mặc cái áo. Nó là một quá trình lâu dài tích lũy, dần dần tác động đến suy nghĩ của trẻ và hình thành trong đó thói quen “nói dối không tốt”.

Điều đầu tiên tôi muốn nhắc nhở các bà mẹ đang nuôi con. Đó là nếu muốn con không nói dối, nhất thiết phải khiến trẻ cảm thấy “nói dối là không cần”. Có nghĩa là gì? Bé coi mẹ như người bạn, một người bé có thể kể thoải mái mọi việc mà không lo bị mắng, bị đòn hay bị đánh giá.

Tôi thường xuyên tìm hiểu về đời sống của con, tâm lý của con và tỉ tê với bé những điều rất thoải mái. Tôi không thể hiện rằng mình cực ghét một điều gì: ví dụ như cực ghét con có bạn gái hay cực ghét con chơi điện tử… Chính những thứ đó sẽ khiến trẻ e dè khi tâm sự với mẹ. Thậm chí khi con hư và tôi phạt bé bằng cách không đưa cho con món đồ chơi bé thích. Đương nhiên, con tôi tỏ ra rất bực bội và khó chịu. Với những đứa trẻ khác, hẳn chúng đã lườm, đã ghét, đã nghĩ xấu bố mẹ trong đầu. Nhưng với con tôi, tôi luôn hỏi “Tại sao con tức giận?”. Bé có thể ghét mẹ, khó chịu với mẹ lúc đó, nhưng bé luôn biết rằng bé hoàn toàn có thể nói ra những điều đó thoải mái với tôi. Và quan trọng là, tôi không giận. Tôi chỉ nói “ừ! Mẹ hiểu”. Nếu con nói rằng nó bực mẹ, mà chị em quay ra mắng con hỗn, hư hỏng. Thì sẽ không bao giờ có lần thứ hai, con nói với ta về những cảm xúc, suy nghĩ của bé.

Điều thứ hai, đó là đừng bao giờ tạo điều kiện cho con nói dối. Tôi nói vậy có thể chị em sẽ phản đối rằng “Ai tạo điều kiện cho con nói dối bao giờ”. Tuy nhiên, có đôi khi ta vô tình “ép” con vào thế phải nói dối mà không hay biết. Cổ tình hỏi con những điều chúng ta đã biết trước đáp án sẽ là một tình huống dễ dẫn đến lời nói dối ở trẻ. Tôi không bao giờ nói với con là “Con đã soạn sách vở cho ngày mai chưa?” trong khi tôi biết thừa thằng bé chưa làm. Điều này giống như ta đang ép con phải thú nhận và đương nhiên, nó sẽ dễ  đẩy trẻ vào tính huống muốn nói dối. Thay vào đó, tôi nói thẳng “Mẹ thấy con vẫn chưa soạn sách vở kìa!” hoặc “Con đưa cặp sách cho mẹ kiểm tra nào!“.

Dạy thế này con "tuyệt" không nói dối! - 1
Đừng đẩy trẻ vào tính huống phải thú nhận, khi đó bé thường sẽ bật ra câu nói dối (ảnh minh họa)

Điều cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó là: Chính cha mẹ phải làm gương cho trẻ. Đừng nói dối trước mặt trẻ và đứng nói dỗi với chính trẻ. Trẻ con học nhiều nhất chính là qua sự quan sát và bắt chước bố mẹ chứ không phải là qua một quyển sách lý thuyết đạo đức hay giáo dục công dân nào cả.

Tôi thấy rất nhiều chị em cho rằng nói dối đôi khi cũng chỉ vì muốn tốt cho con. Rằng một số lời nói dối đôi khi là vô hại. Theo tôi, ấy là ta chưa biết cư xử, chưa biết trả lời sao cho đúng trước những câu hỏi, những tình huống với trẻ. Tôi khẳng định, bản thân tôi chưa bao giờ nói dối con. Ngay cả những câu nói đơn giản như “Mẹ đi một lát rồi về ngay” nhưng sau đó, chị em đi đến hàng tiếng đồng hồ cũng có thể khiến bé không con tin tưởng mẹ cũng như tin tưởng vào sự quan trọng của việc nói thật. Tôi xin liệt kê ra đây những câu nói dối “kinh điển” mà các bà mẹ cho là vô hại:

Nói dối Sự thật
Thuốc này ngon lắm, không đắng đâu! Loại thuốc này vô cùng đắng và khó uống
Dĩ nhiên là bố biết mọi chuyện,. Bố không hề biết lý do máy bay lại bay được.
Mẹ đi chợ một tí rồi về. Mẹ có thể đi chợ, siêu thị, mua sắm, gặp gỡ bạn bè đến 2,3 tiếng liền.
Nếu con không ăn/ngủ…thì (ai đó) sẽ đến bắt con. Không bao giờ có chuyện đó xảy ra

Tôi có thể gợi ý những cách nói thông minh hơn cho những lời nói dối ở trên

1. “Thuốc này sẽ giúp con đỡ đau và đớ mệt”.

2. “Bố không chắc nữa. Mình cùng tra cứu nhé

3. “Mẹ phải đi ra ngoài bây giờ và không biết sẽ mất bao lâu nữa. Nhưng mẹ sẽ gọi điện báo cho con biết“.

4. “Ăn rau rất quan trọng vì cơ thể mình cần các chất có trong rau. Nếu không ăn con có thể sẽ bị táo bón“.

Nói dối vô hại cũng vậy mà trêu đùa con thái quá cũng vậy, chúng ta đều nên hạn chế. Trẻ nhỏ chưa có kiến thức và trải nghiệm. Bé sẽ không phân biệt được một câu nói của mẹ và thật hay đùa và luôn khắc sâu nó trong suy nghĩ, tin tưởng nó. Do vậy, bản thân người mẹ cần tiết chế và đừng bao giờ nói dối với trẻ. Đó là yếu tố tiên quyết để giáo dục một con người trung thực sau này.

Theo chia sẻ của độc giả ở địa chỉ mail hapham…@…………..

 

 

theo: eva

Leave a Reply

Or