Dạy con không ngại hỏi

Làm thế nào để con không ngại hỏi? Không ngại bày tỏ quan điểm không phải là việc dễ đâu các mẹ nhé.
Từ hai tháng nay, gia đình chị An luôn rộn ràng tiếng cười nói vì những thắc mắc liên tục từ cô con gái chỉ vừa tới tuổi đi nhà trẻ. Dấu hiệu phát triển tích cực này của con càng thôi thúc chị An tìm tòi và thu thập những cách dạy con sao cho kích thích trí não cho con một cách hiệu quả nhất…

Dạy con không ngại hỏi

Tò mò là bản năng rất tự nhiên ở trẻ

Thấy gì từ những thắc mắc của trẻ?
Tò mò là bản năng rất tự nhiên ở trẻ. Vì thế, sẽ là dấu hiệu đáng mừng cho mẹ khi được con liên tục “quấy” bằng những câu hỏi bởi điều này chứng tỏ bé đang phát triển tốt và rất ham học hỏi. Đặc biệt, những ảnh hưởng đa chiều từ các nguồn thông tin phong phú và nhanh chóng hiện nay càng khiến con trẻ nhanh chóng bộc lộ khả năng quan sát, tư duy và phản ứng vô cùng nhanh nhạy. Thế nên, những thắc mắc tưởng chừng ngây ngô lúc ban đầu về màu sắc, động vật hay cảnh quan xung quanh luôn có thể trở thành những câu hỏi “xoáy” cho cha mẹ.
Việc bé “siêng” hỏi cũng thể hiện trí não bé đang phát triển tích cực
Đơn cử như chị Liên đã không khỏi ngạc nhiên khi dạo gần đây hay nhận được những câu hỏi của Su Su chỉ gần lên 4 nhà mình như “Mẹ ơi tại sao chim cánh cụt lại không bay được?”, chị trả lời “Vì cánh của nó ngắn quá nên chưa bay như các bạn được đó con”, bé đã nhanh nhảu lí luận: “Nhưng con thấy cánh của nó dài hơn cả cánh của con chim sẻ nhà bác Hai mà?”. Những câu hỏi đến cùng như trên của bé chính là dấu hiệu cho sự phát triển tích cực của trí tuệ ở trẻ, đòi hỏi cha mẹ cần luôn quan tâm và chú ý để có những cách dạy con kịp thời giúp bé phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Dạy con không ngại hỏi1

Những năm đầu đời chính là “cơ hội vàng” cho sự phát triển não bộ ở trẻ

“Cơ hội vàng” cho cả bé & mẹ
Những năm đầu đời chính là “cơ hội vàng” cho sự phát triển não bộ ở trẻ, bao gồm cả về tốc độ, cấu trúc và chức năng. Quá trình chuyên biệt hóa tế bào thần kinh diễn ra nhanh chóng đã khiến các chức năng quan trọng của não bộ cũng dần được hoàn thiện cực kỳ nhanh nhạy trong giai đoạn này. Điều này cho phép các giác quan của bé trở nên nhạy bén hơn, khả năng suy luận và tư duy vì thế cũng được định hình rõ rệt. Cụ thể, 3 tháng đầu đời là thời gian lý tưởng để các chỉ số thị giác, thính giác phát triển, từ tháng thứ 12 sẽ là giai đoạn khởi sắc trong khả năng phát triển ngôn ngữ cũng như nhận thức, và trong giai đoạn 36 tháng tuổi, bé bắt đầu thể hiện bản lĩnh cá nhân trong việc tranh luận và hiểu thái độ của mọi người xung quanh. Đây gọi là những “cột mốc vàng” đánh dấu bước tiến khả quan trong sự phát triển trí tuệ của con trẻ. Ở mỗi “cột mốc vàng” trong suốt những năm đầu đời, trẻ thường có những biểu hiện đặc thù nhất định mà mẹ rất cần hiểu biết thấu đáo để dạy con bé vượt qua các bước phát triển một các tích cực và hiệu quả nhất.

Dạy con không ngại hỏi2

Cha mẹ cũng cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng

Đánh giá tiềm năng trí tuệ ở trẻ bằng cơ sở khoa học
Việc lựa chọn một công cụ đáng tin cậy để có những đánh giá chuẩn xác nhất cho việc phát triển trí tuệ của trẻ luôn là nhu cầu thiết yếu của hầu hết cha mẹ. “Con mình đã biểu hiện đúng tiềm năng trí não chưa?”; “Đâu là những quy chuẩn đánh giá khách quan và vững vàng?” đang là những thắc mắc thường trực của không ít phụ Huynh.
Theo giáo sư – tiến sỹ Hoàng Trọng Kim (Chủ tịch Hội Nhi khoa Tp.HCM): “Những phương pháp đánh giá hiện đại của khoa học ngày nay cho phép cha mẹ hiểu rõ mức độ phát triển trí não của con mình, thông qua các chỉ số đánh giá như khả năng thị giác và ghi nhớ hình ảnh khi bé được 12 tháng tuổi (Fagan test), khả năng ngôn từ và xử lý thông tin, chỉ số thông minh (IQ test), chỉ số phát triển tâm thần vận động (PDI), chỉ số phát triển thị giác thông qua sự nhanh nhạy của mắt (TACP) …
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng, vốn không đơn thuần đến việc đáp ứng nhu cầu thể chất mà còn phải đảm bảo tạo được nền tảng cho việc phát triển trí tuệ của trẻ trong suốt những năm đầu đời. “Nếu việc chú trọng đến một vài dưỡng chất hơn hẳn các dưỡng chất khác sẽ vô tình hạn chế sự dung nạp dinh dưỡng cần thiết cho phát triển trí não và tư duy. Làm sao để tạo được hệ dưỡng chất toàn diện bao gồm đủ các chất thiết yếu như DHA, Lutein, Phospholipid, Taurin, AA, Choline, Sắt, Kẽm…với các kiểm chứng khoa học chính là giải pháp tối ưu thúc đẩy tư duy của bé tại những cột mốc vàng”, Giáo sư – Tiến sỹ Hoàng Trọng Kim (Chủ tịch Hội Nhi khoa Tp.HCM) nhấn mạnh.
Càng tận dụng lợi thế từ những cơ sở khoa học và kết hợp với cảm quan nhạy bén nhanh chóng chừng nào, mẹ càng tạo cho con nền tảng và điều kiện tốt nhất để phát huy tối đa tiềm năng phát triển chừng ấy. Hãy cùng bé đạt được những thành tích vàng đầu tiên, bắt đầu từ việc hiểu rõ cơ sở của từng cột mốc vàng trong những năm đầu đời trong cách dạy con hàng ngày.

 

theo: kienthucgiadinh

Leave a Reply

Or