Dạy con biết cách tự lập

“Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan…” lời Bác Hồ

Chiều nào cũng vậy, cứ đến tầm 5 rưỡi – 6h là sân chơi gần nhà chị Hà (Đống Đa) cũng rộn ràng hơn hẳn, không chỉ có tiếng trẻ con chạy nhảy, nô đùa mà xen lẫn cả tiếng người lớn quát tháo, dỗ dành các bé ăn cháo, ăn cơm.

Dạy con cách tự lập (hangvietchinhhang.vn)

Chị Hà kể: “có hôm đi làm về qua đấy, thấy có đứa bé cứ chạy lon ton quanh sân, đằng sau là bà với mẹ, người cầm bát, người cầm cốc nước đuổi theo thằng bé để dỗ nó ăn cháo, cứ vậy thì không biết bao giờ nó mới ăn hết được bát cháo ấy”. Hay như chị Linh (Hoàng Mai) cũng đang vất vả với cậu con trai là “đích tôn” của ông bà nội: “được ông bà chiều nên cái gì thằng bé cũng để cho bà làm hộ, mẹ nhắc nhở con phải đi thu dọn đồ chơi thì nó chạy thẳng ra chỗ bà rồi gục đầu vào lòng bà.

Vậy là bà lại còng lưng xuống thu dọn đồ chơi cho cháu”. Còn muôn vàn những chuyện bi hài của những gia đình đã “trót” nuông chiều con quá mức dẫn đến việc các con sẽ hình thành tâm lý ỷ lại, thiếu ý thức tự giác làm việc.

Dạy con tự lập từ bé

 

Dạy con cách tự lập (hangvietchinhhang.vn)

Không bao giờ là quá muộn để xây dựng cho con tính tự lập, có thể tự làm những việc trong khả năng của bé.

Bạn hãy tạo không gian vui nhộn và hấp dẫn để con có thể tự đi khám phá đồ vật, tranh ảnh xung quanh.

Bạn cũng nên mở rộng giai đoạn khám phá cho trẻ bằng cách để đồ chơi trên giường hoặc treo trên đỉnh màn những vật như thú nhồi bông, các đồ chơi nhiều màu sắc hay âm thanh vui nhộn. Khi trẻ lớn dần lên, bạn có thể dạy trẻ cách làm những việc cá nhân đơn giản như: lau miệng, lau tay, thu dọn đồ chơi,… để bé dần ý thức được việc mình phải làm.

Dạy cho bé cách tư duy

 

Dạy con cách tự lập (hangvietchinhhang.vn)

Trong quá trình nuôi nấng, chăm sóc trẻ, bạn nên phân tích cho trẻ cái gì đúng, sai, việc nên làm và không nên làm, cái hay và cái dở,… để trẻ có thế tiếp thu dần nhận thức mọi việc xung quanh. Khi bé đã tự làm được một việc đúng, hãy dành cho bé một lời khen, đây chính là động lực để bé tiếp tục thực hiện công việc những lần tiếp theo.

Nếu trẻ chưa hoàn thành đúng thao tác hay còn sai sót, bạn cũng đừng nên coi đó là một lỗi lớn mà cần nhẹ nhàng phân tích, khuyên bảo con để trẻ có thế sửa chữa cho những lần sau.

Hạn chế trợ giúp từ cha mẹ

 

/data/article/mainimages/saveimages/img65815QKFTJ-daytulap1.jpg

Rất nhiều phụ huynh, đặc biệt là ông bà của trẻ luôn có tâm lý rằng “nó còn nhỏ, làm sao làm được” hay “để nó tự làm xong mình lại mất công đi dọn đằng sau”, “thà mình làm cho nhanh”,… Vậy là trẻ không cần làm gì mà lại có người phục vụ mình mọi việc.

Chính điều này sẽ xây dựng trong trẻ tâm lý ỷ lại, dần mất đi ý thức tự giác, biến trẻ thành một người thụ động, yếu đuối. Điều cha mẹ nên làm là từ bỏ thói quen làm hộ trẻ, bởi bạn không thể lúc nào cũng ở bên con 24h/ngày và 7 ngày/tuần. Do đó, không nên làm cho con những việc mà bản thân chúng có thể tự làm.

Sự kiên nhẫn của cha mẹ

Ban đầu có thể bạn sẽ mất thời gian và cần sự kiên nhẫn hơn một chút bởi bé chưa thể quen với việc không có người thân bên cạnh. Nếu thấy con vụng về mà bạn lại giành lấy việc rồi làm luôn thì coi như bạn đã thất bại trong việc rèn cho con tính tự lập.

Sự kiên nhẫn và quyết đoán của bạn lúc này sẽ rất quan trọng. Có thể bé sẽ làm chưa đúng nhưng bạn cần kiên quyết không làm hộ bé mà phải hướng dẫn bé từng bước thực hiện sao cho đúng. Bạn chỉ nên can thiệp lúc cần thiết. Khi đó bé sẽ nhận thức được rằng đó là việc mình cần phải tự làm chứ không thể nhận sự trợ giúp của ai khác.

Chọn thời điểm thích hợp

Để rèn cho trẻ tính tự lập, bạn có thể bảo con tự làm rất nhiều việc trong khả năng của bé nhưng cũng cần lưu ý lựa chọn những thời điểm thích hợp, khi bé có thể dễ dàng tiếp thu những điều bạn hướng dẫn.

Nếu bé đang trong tình trạng sức khỏe hoặc tâm lý không tốt thì điều đó là không nên bởi sẽ dễ gây ra tác dụng ngược. Bạn cũng có thể dành một khoảng thời gian nhất định để bé một mình, bé có thể tự chơi và làm việc theo ý mình, nhưng phải đảm bảo không gian xung quanh an toàn với bé.

Thỉnh thoảng bạn cũng nên để mắt tới bé, nếu bé chưa quen với việc chơi một mình, bạn có thể đánh tiếng với bé bằng giọng nói từ bên ngoài để bé biết rằng mình không bị bỏ rơi.

Theo Kienthucgiadinh

Leave a Reply

Or