Dạy bé sử dụng bồn cầu

Những trẻ được cho rèn nề nếp đi vệ sinh muộn có thể bỏ qua giai đoạn sử dụng bô và sử dụng trực tiếp bồn cầu ngay khi mới bắt đầu. Để cho trẻ nhìn thấy cách bạn sử dụng bồn cầu sẽ giúp trẻ bắt chước nhanh hơn. 

Khi trẻ đã lớn, bạn nên dạy cho bé biết cách sử dụng bồn cầu. Những trẻ được cho rèn nề nếp đi vệ sinh muộn có thể bỏ qua giai đoạn sử dụng bô và sử dụng trực tiếp bồn cầu ngay khi mới bắt đầu. Để cho trẻ nhìn thấy cách bạn sử dụng bồn cầu sẽ giúp trẻ bắt chước nhanh hơn.

be
Điều quan trọng là phải làm cho trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm khi ngồi vào bồn cầu. Do đó, bạn nên mua loại bồn cầu chuyên dùng cho trẻ nhỏ. Trẻ sẽ cần một cái bục hay ghế thấp để bước lên, ngồi vào bồn cầu. Cũng có một số trẻ sợ bị ngã khi ngồi vào bồn cầu, nên thời gian đầu làm quen, tốt nhất bạn nên ở bên và giữ trẻ.

Nhiều cha mẹ không biết lúc nào nên “đào tạo” con mình làm quen với việc đi vệ sinh trong toilet. Và cũng không phải bất kỳ đứa trẻ nào cũng có cách tiếp xúc với nhà vệ sinh giống nhau. Thông thường, phải mất khoảng 3 đến 6 tháng để trẻ biết cách sử dụng bồn cầu. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé học rất nhanh và biết cách sử dụng nhà vệ sinh một cách chững chạc như người lớn.

Khi lớn dần, trẻ cần được quen với việc đi vệ sinh trong toilet. Các bé trai có thể bắt đầu muộn hơn, vì chúng phải mất nhiều thời gian học cách điều khiển “vòi voi” vào đúng bồn cầu.

Trong quá trình làm quen, bạn không thể trách mắng, nếu trẻ vô tình làm ướt hết người. Mỗi lần thấy trẻ làm sai, bạn phải nhẹ nhàng hướng dẫn, tránh tình trạng cáu gắt, khiến trẻ nản chí và sợ đi vệ sinh.

Một số mẹo giúp bạn dạy trẻ đi vệ sinh trong bồn cầu:

–    Hỏi bé xem, bé có biết khi nào có cảm giác “mót tè” không?

–    Dạy cho bé cách nhận biết lúc nào “đi nhẹ” và lúc nào “đi nặng”.

–    Trước khi ngồi trực tiếp xuống bồn cầu của người lớn, bạn nên mua và cho trẻ sử dụng chiếc bồn cầu dành cho trẻ nhỏ để bé thực hành.

Khi bé đã sẵn sàng ngồi trực tiếp lên bồn cầu, bạn nên:

Chỉ cho trẻ cách ngồi và giải thích cách làm thế nào. Trẻ sẽ học bằng cách: quan sát hành động của bạn và làm theo.
Thời gian đầu, bạn nên ngồi cạnh bé trong khi bé đi vệ sinh. Đừng để con ngồi một mình, vì trẻ sẽ cần bạn bất kỳ lúc nào và thời gian đầu trẻ còn chưa quen với chiếc bồn cầu to của người lớn.

Thiết lập thời gian biểu cho việc đi vệ sinh, để dần dần tạo thói quen cho bé. Khoảng 45 phút đến một tiếng sau khi trẻ uống nước hoa quả, hoặc các loại chất lỏng, bạn có thể gợi ý cho trẻ vào nhà vệ sinh để “xử lý”. Ngoài ra, mỗi sáng khi trẻ thức dậy, bạn cũng nên hỏi xem liệu con mình có “mót” không vì sau một đêm, lượng nước trong người tích tụ và như người lớn, bé cũng muốn giải quyết nhanh.

Lúc đầu, do việc làm quen với bồn cầu cũng mất nhiều thời gian của bé, nên bạn hãy giúp bé dùng giấy làm vệ sinh sau mỗi lần đi tiểu/đại tiện. Tốt hơn hết, bạn có thể rửa qua nước sạch, sau đó lau khô bằng giấy vệ sinh. Mỗi lần làm hộ bé, bạn cũng cần hướng dẫn một cách từ từ cho trẻ, nhiều lần thấy bạn làm, trẻ cũng sẽ biết cách và theo kịp “tiến độ”. Và cuối cùng, sau mỗi lần bé đi xong, bạn phải hướng dẫn thêm để bé xả nước cho sạch sẽ. Có thể bé sẽ sợ hãi mỗi khi nhấn nước dội bồn cầu, mà nguyên nhân chủ yếu là do âm thanh của nước chảy. Do đó, bạn nên giải thích cho trẻ biết âm thanh đó phát ra từ đâu và trấn an trẻ rằng: không có gì đáng sợ cả. Bạn có thể nhấn nước nhiều lần cho trẻ nghe quen tai, hoặc để trẻ tự tay nhấn nút xem sao. Rất có thể khi đã quen với âm thanh này bé sẽ thích thú nhiều hơn sợ hãi.

Có nhiều trẻ tỏ ra ngượng ngùng khi người khác nhìn thấy mình đi cầu. Trong trường hợp này, bạn nên khép hờ cửa phòng nhà vệ sinh và ngăn không cho ai cười trẻ. Ngoài ra, để trẻ thoải mái trong lúc đi vệ sinh, bạn nên cho trẻ xem sách hay chơi đồ chơi nào đó.

Có thể trẻ cảm thấy tò mò trước mớ phân vừa mới “ị” xong của mình và không ngần ngại vọc tay vào, do vậy bạn phải trông chừng trẻ. Nên giải thích cho trẻ hiểu, trong phân có rất nhiều vi trùng, rất bẩn, tuyệt đối không nên đụng chạm vào. Phải dội nước và rửa tay sạch mỗi khi đi cầu xong.

Có nhiều trẻ thích đi tiểu theo kiểu ngược với giới tính của mình. Một bé gái có khi lại thích đứng tè, trong khi khó lòng thuyết phục bé trai làm như vậy. Trẻ làm như vậy thường vì tò mò, trong trường hợp đó tốt nhất cứ chiều theo ý bé, sau đó giải thích cho trẻ hiểu vì sao cần phải làm như thế này mà không nên làm như thế kia. Bé hành động như vậy chẳng qua có thể vì hiếu kỳ, sau một thời gian thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy. Do đó, bạn đừng tỏ ra giận dữ hay la mắng trẻ.

Lưu ý, vì xương chậu của bé vẫn còn nhỏ nên nhiều trường hợp trẻ đã bị thụt cả mông xuống bồn cầu. Đây là điều rất nguy hiểm, vì vậy, trước khi cho con thử ngồi bồn cầu, cha mẹ phải quan sát xem liệu con có lâm vào tình trạng đó không.

Bạn cũng đừng phiền lòng, nếu con mình chậm làm quen với bồn cầu hơn những đứa trẻ khác và chính con bạn sẽ cho bạn biết là khi nào chúng thực sự sẵn sàng làm quen với nhà tắm, với toilet như người lớn.

Theo Mangthai

Leave a Reply

Or