Túi mật là gì?

Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm dưới gan, lưu trữ mật do gan sản xuất để tiêu hóa chất béo. Khi thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non, túi mật sẽ tiết ra dịch mật vào ruột non để tiêu hóa chất béo.

Đau túi mật khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu không nên lơ là - Ảnh 1

 
Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm dưới gan – Ảnh minh họa: Internet

Đôi khi, mật đọng ở lại trong túi mật, cứng lại theo thời gian và trở thành sỏi mật. Những viên sỏi này có thể đi vào ống dẫn mật, gây nhiễm trùng và đau. Mang thai là thời điểm túi mật rất dễ bị sỏi.

Nguyên nhân gây sỏi mật khi mang thai?

Phụ nữ có nhiều khả năng bị sỏi mật hoặc bệnh túi mật. Trong thai kỳ, bất kỳ yếu tố nào sau đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Hormone estrogen: Trong thai kỳ, estrogen làm tăng bài tiết cholesterol, progesterone và làm giảm bài tiết axit mật, dẫn đến việc mật trở nên quá bão hòa với cholesterol. Progesterone làm chậm quá trình làm rỗng túi mật, thúc đẩy sự hình thành sỏi bằng cách làm cho mật bị ứ đọng.

Đau túi mật khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu không nên lơ là - Ảnh 2
Phụ nữ có nhiều khả năng bị sỏi mật hoặc bệnh túi mật – Ảnh minh họa: Internet

Thừa cân: Khi có nhiều chất béo trong cơ thể thì sẽ có nhiều estrogen được sản xuất. Do đó, phụ nữ mang thai được khuyên nên kiểm soát cân nặng để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bệnh tiểu đường: Tỷ lệ mắc sỏi mật và các vấn đề về túi mật ở những người mắc bệnh tiểu đường khá cao. Do đó, bệnh tiểu đường cần được kiểm soát khi mang thai.

Một số yếu tố khác chịu trách nhiệm hình thành sỏi mật hoặc bệnh túi mật trong thai kỳ bao gồm tiền sử gia đình, chế độ ăn uống… Điều quan trọng là phải quan sát những thay đổi cơ thể để điều trị kịp thời.

Dấu hiệu của bệnh túi mật khi mang thai là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng sau đây cho thấy mẹ có thể gặp vấn đề về túi mật:

Buồn nôn

Da và mắt vàng (vàng da)

Đau dữ dội ở phần trên, bên phải hoặc giữa bụng.

Ngứa dữ dội

Nước tiểu sẫm màu

Mệt mỏi

Phiền muộn

Ăn mất ngon

Các loại bệnh túi mật thường gặp khi mang thai

Đau túi mật khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu không nên lơ là - Ảnh 3
Nồng độ estrogen tăng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong mật – Ảnh minh họa: Internet

1. Sỏi mật

Nếu không có đủ muối mật hoặc có quá nhiều cholesterol, hoặc túi mật không làm rỗng dịch mật đúng cách, chúng sẽ dẫn đến sỏi cứng tại mật. Sỏi mật thường bao gồm bilirubin, cholesterol và canxi cacbonat.

Hormon progesterone được sản xuất trong thai kỳ làm cho các mô cơ bắp của cơ thể được thư giãn. Do đó, dịch mật ứ lại dẫn đến sự phát triển của sỏi mật và các bệnh nhiễm trùng khác như viêm túi mật.

2. Nhiễm độc

Cơ thể mẹ bầu tạo ra nhiều estrogen hơn trong thai kỳ. Nồng độ estrogen tăng có thể làm tăng nồng độ cholesterol trong mật và giảm co bóp túi mật, ứ mật (giảm lưu lượng mật). Đôi khi được gọi là ứ mật ngoài gan (xảy ra bên ngoài gan) và ứ mật trong lòng hoặc ứ mật sản khoa (xảy ra bên trong gan).

Tình trạng này dẫn đến các biến chứng như phân su trong nước ối (có nghĩa là em bé đi qua phân trước khi sinh), thai chết lưu và sinh non.

3. Đau bụng

Đau bụng do mật xảy ra do sự tắc nghẽn ống mật. Nếu mật không thể thoát khỏi túi mật do sỏi có thể gây viêm hoặc nhiễm trùng bên trong túi mật. Điều này gây ra đau ở bụng trên và lưng, có thể kéo dài trong vài phút đến vài giờ. Mẹ thậm chí có thể bị buồn nôn và nôn.

Chẩn đoán các vấn đề về túi mật

Đau túi mật khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu không nên lơ là - Ảnh 4
Siêu âm là cách hiệu quả nhất để tìm sỏi mật khi mang thai – Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu có thể nhầm lẫn các triệu chứng bệnh túi mật với ốm nghén xảy ra trong 3 tháng đầu. Nhưng nếu các triệu chứng vẫn vượt quá tam cá nguyệt đầu tiên, bác sĩ có thể thực hiện siêu âm để kiểm tra các vấn đề về túi mật.

Xét nghiệm máu: Những xét nghiệm này được khuyến nghị khi các bệnh về túi mật không quá phức tạp. Số lượng lớn các tế bào bạch cầu có liên quan đến áp xe, viêm, vỡ túi mật hoặc nhiễm trùng. Ngoài ra, các xét nghiệm chức năng gan bao gồm enzyme, bilirubin, CRP, ESR và lipase cũng được kiểm tra để xác định các vấn đề về túi mật.

Siêu âm: Đây là cách hiệu quả nhất để tìm sỏi mật khi mang thai. Bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng thể về ống mật và túi mật, thậm chí sau một vài phút có thể phát hiện được vấn đề ở tại đường mật của thai phụ.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): Bất kỳ viêm nhiễm trong túi mật hoặc vỡ túi mật có thể được nhận thấy thông qua kỹ thuật này. Tuy nhiên, CT thường tránh thực hiện trong thai kỳ do tiếp xúc với bức xạ.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này giúp phát hiện sỏi mật nếu có mà không có nguy cơ phóng xạ.

Điều trị các vấn đề về túi mật khi mang thai

Đau túi mật khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu không nên lơ là - Ảnh 5
Sỏi mật không ảnh hưởng trực tiếp đến em bé – Ảnh minh họa: Internet

Phương pháp điều trị không phẫu thuật

1. Thuốc

Nếu bạn có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt nhẹ, buồn nôn, nước tiểu sẫm màu… bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Ngoài ra nếu mẹ bị ngứa vì ứ mật, bác sĩ sẽ kể thuốc dùng để giảm ngứa và thai nhi được theo dõi chặt chẽ cho đến khi sinh nở.

2. Bù dịch

Tình trạng đau bụng đường mật có thể phải nhập viện để truyền dịch tĩnh mạch, kiểm soát cơn đau và ngừa mất nước. Không cần phải quá lo lắng vì mẹ sẽ được xuất viện trong một vài ngày.

Phương pháp điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật cắt túi mật nội soi: Mặc dù phẫu thuật túi mật không phải là phương pháp điều trị được khuyến nghị trong thai kỳ nhưng nội soi có thể loại bỏ nó một cách an toàn. Nội soi là phương pháp an toàn để thực hiện trong bất kỳ tam cá nguyệt nào, theo hướng dẫn của SAGES (Hiệp hội Phẫu thuật Tiêu hóa và Nội soi Hoa Kỳ).

Làm thế nào để ngăn ngừa các vấn đề về túi mật trong thai kỳ?

Đau túi mật khi mang thai: Dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu không nên lơ là - Ảnh 6
Phẫu thuật túi mật không phải là phương pháp điều trị được khuyến nghị trong thai kỳ – Ảnh minh họa: Internet

Cố gắng giữ cân nặng của trong tầm kiểm soát .

Có thói quen lành mạnh và tập thể dục mỗi ngày. Yoga, đi bộ và các bài tập thể thao vừa sức. Giữ cho cơ thể linh hoạt để tránh các biến chứng sức khỏe.

Kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Hạn chế tiêu thụ chất béo

Tiêu thụ nhiều chất xơ: Ăn ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả. Nên ăn 4 – 5 chén trái cây hoặc rau mỗi ngày

Uống nhiều nước giúp loại bỏ độc tố không mong muốn khỏi cơ thể, cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên, tránh đồ uống ngọt và soda vì chúng chứa thêm calo.

Loại bỏ thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất béo chuyển hóa, chất bảo quản và các chất phụ gia khác. Tránh các mặt hàng đóng gói như bánh quy giòn, khoai tây chiên và bánh ngọt

Sỏi mật có gây hại cho thai nhi không?

Mặc dù sỏi mật không ảnh hưởng trực tiếp đến em bé nhưng hậu quả của bệnh có thể xảy ra. Nếu mẹ bị đau túi mật trong hơn 5 giờ hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng của viêm, nhiễm trùng, buồn nôn và nôn, các triệu chứng này sẽ cản trở sự tăng trưởng của em bé.

Điều gì xảy ra nếu sỏi mật không được điều trị?

Sỏi mật có thể gây ra cơn quặn mật nếu không được điều trị kịp thời. Chúng cũng dẫn đến viêm túi mật. Trong một số ít trường hợp có thể gây áp xe.

Nếu sỏi mật làm tắc ống mật có thể dẫn đến vàng da, ảnh hưởng đến việc giải phóng dịch tụy gây viêm tụy cấp, vô cùng nguy hiểm.

Cơn đau do bệnh lý túi mật trong thai kỳ có thể khiến nhiều chị em lo lắng. Việc điều trị giảm đau nên được sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bà bầu không nên cố gắng chịu đau vì dễ dẫn đến biến chứng cũng như không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định.

Theo Phunusuckhoe