Đau họng ở trẻ em và những thắc mắc thường gặp

Đau họng do virut gây ra thường sẽ tự động khỏi sau vài ngày và mẹ không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, khi bị đau họng, cảm giác đau rát, khó nuốt mỗi khi ăn uống sẽ khiến bé cảm thấy rất khó chịu

Nguyên nhân gây đau họng ở trẻ em

– Nguyên nhân thường thấy nhất chính là virut cảm cúm. Những virut viêm tuyến bạch cầu, sởi, thuỷ đậu và bạch hầu cũng có thể khiến bé bị đau họng. Thậm chí nếu bé được chẩn đoán viêm amidan, cũng là do phần thịt dư ở hai bên vòm họng của bé bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Trong các loại vi khuẩn, liên cầu khuẩn gây nhiễm trùng là thủ phạm chính làm đau họng.

– Bệnh tay chân miệng hoặc viêm nướu cũng có thể là nguyên nhân khiến bé cảm thấy đau họng.

– Các tác nhân gây dị ứng trong không khí như khói thuốc lá, lông chó mèo, bụi bặm, phấn hoa, cây cỏ… dễ dẫn tới viêm mũi, sốt, đau họng và những triệu chứng khó chịu giống như khi cảm lạnh.

– Thường xuyên há miệng khi ngủ cũng khiến cổ họng khô rát, khó nuốt. Trong trường hợp này, bé có thể kêu đau sau khi ngủ dậy nhưng sẽ cảm thấy đỡ hơn sau khi uống chút nước.

Viêm họng liên cầu khuẩn ở bé Khác với chứng viêm họng thông thường, viêm họng do liên cầu khuẩn có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Đau họng có nên đi bác sĩ không?

Bạn cần đưa bé đến bác sĩ nếu như có hiện tượng nhiễm trùng và nó có nguy cơ lan rộng, gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Bạn nên đặc biệt lưu ý đến những triệu chứng sau đây:

– Nhiễm trùng họng: cổ họng có dấu hiệu đỏ tấy, sưng hoặc lốm đốm trắng
– Nuốt khó, không há miệng to được hoặc thở khó khăn
– Cổ bị cứng
– Có dấu hiệu mất nước
– Sốt trên 39 độ C
– Biếng ăn
– Khó chịu, cáu gắt

dau hong o tre em
Bạn nên đưa con đi khám bác sĩ nếu cảm thấy có những triệu chứng bất thường

Có trường hợp đau họng nào phải đi cấp cứu không?

Những trường hợp phải đi cấp cứu thường rất hiếm khi xảy ra. Chỉ duy nhất trường hợp viêm nắp thanh quản thực sự cần phải cấp cứu. Tuy nhiên bệnh này hiện nay cực kỳ ít gặp do đã có vắc-xin Hib. Vòm họng bị nhiễm trùng khiến việc hít thở và nuốt gặp nhiều khó khăn.

Trẻ bị viêm nắp thanh quản thường sốt nhẹ (khoảng 38 độ C), thở khò khè và hay chảy nước dãi. Nếu trẻ có những triệu chứng trên, bạn hãy hỏi bác sĩ ngay. Nếu trẻ có dấu hiệu khó thở, lập tức đưa trẻ đi cấp cứu.

Trong trường hợp nghi trẻ bị viêm nắp thanh quản, bạn cần lưu ý:
– Giữ trẻ ngồi thẳng
– Không tự ý kiểm tra cổ họng trẻ
– Không cho trẻ ăn uống vì sẽ làm trẻ khó thở hơn

Phải chăm sóc như thế nào khi trẻ bị đau họng?

Đối với những trường hợp nhiễm trùng do virut, bạn không cần phải quá lo lắng vì hệ thống miễn dịch của bé sẽ tự động đẩy lùi virut gây bệnh trong vòng một tuần. Điều duy nhất bạn cần làm là cho bé nghỉ ngơi và uống thật nhiều nước.

Bé có thể cần làm một xét nghiệm sinh thiết cổ họng đơn giản nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn. Xét nghiệm sẽ có kết quả sau 10 phút, nếu kết quả âm tính, mẫu thử thường được gửi đi kiểm tra lần nữa để có kết luận chính xác nhất sau tối đa 2 ngày.

Nếu bé bị nhiễm trùng do vi khuẩn như liên cầu khuẩn chẳng hạn, bác sĩ sẽ kê đơn có thuốc kháng sinh. Cho trẻ uống thuốc đủ liều theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh ngừng kháng sinh quá sớm, nếu không vi khuẩn sẽ hồi phục và nhanh chóng xuất hiện trở lại dưới dạng nguy hiểm hơn.

5 cách hạ sốt cho bé không cần dùng thuốc Sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên chuyện bé bị sốt dường như không có gì xa lạ với các mẹ. Thế nhưng làm thế nào để hạ sốt cho bé mà không phải dùng đến thuốc Tây thì chưa hẳn mẹ nào cũng biết đâu nhé.

Nếu bé bị nhiễm trùng ngày càng nặng, bạn có thể phải cho bé nhập viện vài ngày để điều trị đặc biệt và truyền dịch.

Chứng đau cổ họng có lây không?

Nhiễm trùng do virut và vi khuẩn rất dễ lây. Bạn và bé cần rửa tay thường xuyên, không dùng chung ly tách, vật dụng cá nhân và bàn chải đánh răng.

Bạn cần hỏi bác sĩ khi nào bé có thể sinh hoạt hoặc đi học lại bình thường. Trong trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, bé phải nghỉ ít nhất 24h sau khi uống thuốc kháng sinh.

Có cách nào giúp bé giảm đau họng không?

Thức uống ấm như trà mật ong sẽ giúp làm dịu cơn đau và khiến bé dễ chịu hơn. Nước ép táo lạnh, kem hay một viên đá cũng có thể giúp bé cảm thấy đỡ hơn. Nhiều người nghĩ cam với chanh sẽ giúp con nhanh khỏe vì sẽ giúp tăng sức đề kháng nhưng thực chất, loại nước này sẽ khiến bé bị rát cổ.

Nếu con bạn ở độ tuổi đi học, bạn hãy tập cho bé súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng. Những bé lớn hơn có thể ngậm thêm viên thuốc chữa đau họng.

Bạn chú ý đừng để bé bị mất nước, nhất là khi đang sốt. Mặc dù bé sẽ gặp một vài khó khăn khi nuốt vì nó sẽ gây đau nhưng bạn vẫn phải cho con uống nhiều nước để hồi phục nhanh chóng.

6 mẹo nhỏ giúp bé tăng sức đề kháng Thời tiết thường xuyên thay đổi thất thường lúc nắng lúc mưa rất thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, khiến bé dễ nhiễm bệnh hơn hẳn. Cùng MarryBaby xem qua 6 mẹo nhỏ giúp bé tăng sức đề kháng phòng chống các loại bệnh nhé!

Nếu bé thấy khó chịu quá, bạn có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen loại dành cho trẻ em, nhớ xem kỹ hướng dẫn về liều lượng trước khi sử dụng. Không bao giờ cho trẻ uống aspirin, vì loại này dễ gây hội chứng Reye (sưng tấy não và gan) hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm.

Bạn có thể mua bình phun sương làm mát hoặc máy giữ ẩm không khí sử dụng cho phòng ngủ cũng giúp giảm triệu chứng đau họng. Nhưng nhớ chú ý làm sạch các màng lọc nếu không vi khuẩn sẽ dễ dàng phát tán theo đường không khí nhé!

Theo MarryBaby

Leave a Reply

Or