Dấu hiệu nhận biết và phòng bệnh tự kỷ ở trẻ em!

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển tâm lý ở trẻ em, xuất hiện từ những năm đầu đời và có những ảnh hưởng nghiệm trọng đến việc cuộc sống của con sau này.

Bé tự kỷ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, xây dựng các mối quan hệ xung quanh hoặc bộc lộ bản thân mình…Vì thế, bố mẹ cần phải hết sức chú ý đến những biểu hiện bất thường về mặt hành vi và tâm lý của bé trong quá trình nuôi dạy con để có những can thiệp kịp thời. Vì tự kỷ hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả được nếu bé được phát hiện sớm và can thiệp trước 3 tuổi (36 tháng tuổi). Mời các bố mẹ cùng BSnhi tìm hiểu những dấu hiệu và cách phòng chống bệnh tự kỷ cho bé nhà mình nhé.

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý tới dấu hiệu của tự kỷ, vì đây là giai đoạn bệnh của bé khởi phát nên khi phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất cao

 

1/ Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển ở trẻ em, và thường xuất hiện ở các bé nhỏ hơn 3 tuổi. Không thích giao tiếp, không thích tương tác với người khác, là một trong những đặc điểm của các bé mắc căn bệnh này. Trái với các bé bình thường là phát triển các kỹ năng theo đường thẳng đứng (phát triển đều hết tất cả các kỹ năng), thì trẻ mắc chứng tự kỷ sẽ phát triển không đồng đều các kỹ năng. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, thì tự kỷ có thể để lại rất nhiều di chứng nặng nề trong cuộc sống của bé.

2/ Dấu hiệu nhận biết bé mắc bệnh tự kỷ

Trong quá trình chăm sóc nuôi dạy con, mẹ cần lưu ý xem bé nhà mình có dấu hiệu của tự kỷ hay không? Vì nếu phát hiện được dấu hiệu của bệnh và can thiệp kịp thời, thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao.

Đầu tiên là trong 6 tháng đầu đời, mẹ nên quan sát các phản ứng của bé khi mẹ bế, người thân đến gần. Nếu bé không vui mừng, tỏ ra thờ ơ, hay không có phản ứng gì khác lạ trước những hành động trên. Thì mẹ nên đặc biệt quan tâm vì rất có thể bé đã mắc chứng tự kỷ. Ngoài các dấu hiệu trên, thì những trường hợp bé không có âm sơ khởi như ê, a… bé quá ngoan hoặc quá khó tính, không có phản ứng thích nghi (không mở tay đón nhận khi mẹ đưa tay bế) cũng là những dấu hiệu đáng nghi của căn bệnh này.

Trong 6 tháng tiếp theo, thì dấu hiệu tự kỷ ở bé sẽ được biểu hiện rõ ràng hơn, nên mẹ sẽ rất dễ nhận ra. Lúc này, bé thường không hứng thú với đồ chơi, không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên, và rất ít khi giao tiếp bằng mắt với mọi người. Đối với các bé từ 8-9 tháng tuổi thì thường không hề sợ người lạ. Nhìn sửng sốt, hay nhìn lâu các vật có tác động đơn điệu như quạt máy, hay là có những điệu bộ không phù hợp với môi trường, lãnh cảm với môi trường xung quanh.

3/ Dấu hiệu nhận biết trẻ từ 1-2 tuổi mắc bệnh tự kỷ

Bé từ 1-2 tuổi đã tiếp xúc với môi trường xung quanh nhiều hơn, nên các dấu hiệu tự kỷ thường rất dễ dàng nhận biết. Nếu bé thích chơi với một số đồ vật trong nhiều giờ, không biết dùng đồ chơi theo đúng chức năng của nó và không hưởng ứng khi chơi chung với người khác, thì mẹ nên quan tâm và theo dõi nhiều hơn. Nếu tình trạng này thường xuyên và tồn tại trong 6 tháng, thì mẹ hãy đưa con đến các trung tâm chuyên khoa tâm thần – tự kỷ để được khám và tư vấn sớm, nhằm can thiệp hỗ trợ bé phát triển bình thường.

4/ Phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ em

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển tâm lý, vì vậy cách phòng tránh tốt nhất chính là hãy cho bé một môi trường phát triển tâm hồn và cảm xúc lành mạnh. Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian chăm sóc và trò chuyện với con, lắng nghe bé (dù với bé nhỏ chỉ mới ê a) để bé cảm thấy tình yêu thương và quan tâm của mẹ. Khi các bé lớn hơn (từ 1-3 tuổi), thì mẹ nên dành thời gian chơi với bé nhiều hơn, trò chuyện và hướng dẫn bé cách biểu hiện cảm xúc, phản xạ trước môi trường xung quanh. Chính những hành động đơn giản này, sẽ giúp bố mẹ sớm nhận ra những dấu hiệu tử kỷ ở bé, và qua đó có cách can thiệp kịp thời để hạn chế những tác động xấu của bệnh đến cuộc sống của bé về sau.

Chúc bé khỏe mẹ vui ^^

 Theo bsnhi

Leave a Reply

Or