Dấu hiệu nhận biết bé yêu bị tắc tuyến lệ

Đôi mắt của bé luôn trong tình trạng ầng ậng nước, nhiều ghèn hay nước mắt thường xuyên chảy tràn xuống má ngay cả khi bé không khóc là những dấu hiệu cho thấy bé yêu của bạn đã bị tắc tuyến lệ.

Dấu hiệu nhận biết bé yêu bị tắc tuyến lệ

Chứng tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Tắc tuyến lệ hay còn gọi là tuyến lệ bị chặn, nghĩa là hệ thống thoát nước ở vùng mắt của bé bị chặn, do đó, những giọt nước mắt được tạo ra không thể thoát ra ngoài, khiến cho đôi mắt của bé trở nên ngập nước. Những ngày đầu mới sinh, thường rất khó để phát hiện ra bé có bị tắc nghẽn tuyến lệ, mà phải đến hơn một tháng tuổi những dấu hiệu mới rõ ràng hơn.
 Nguyên nhân gây tắc tuyến lệ:
Thông thường, nước được tạo ra từ tuyến lệ đạo, rồi di chuyển trên mắt với sự giúp đỡ của mí mắt, giữ cho đôi mắt được bôi trơn và làm sạch. Khi ta cử động đôi mắt, những giọt nước mắt bị ép vào các ống dẫn ở góc bên trong của mắt, nhờ đó nước mắt thoát ra khỏi mắt nhỏ xuống ống nasolacrimal – là  ống dẫn vào phía sau của mũi. Vì vậy khi ống dẫn không được mở hoàn toàn, những giọt nước mắt không thoát ra ngoài sẽ tạo thành hiện tượng tắc tuyến lệ ở các bé.

Cách điều trị cho bé:
•    Rửa mắt cho bé: Sử dụng nước sạch, dùng bông gòn thấm nước rồi nhẹ nhàng lau mắt cho bé, lấy hết những ghèn (dử) màu vàng bị dính trên đôi mắt của bé. Nên làm nhiều lần thường xuyên để giữ cho đôi mắt của bé luôn sạch sẽ. Trong khi làm phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh bị viêm nhiễm.
Nếu thấy mắt bé xuất hiện những dấu hiệu như đỏ, sưng hay vàng thì chứng tỏ mắt bé đang bị nhiễm trùng. Khi đó, cách tốt nhất là đưa con đến gặp bác sĩ.
•    Massage tuyến lệ: Dùng ngón tay (đã được vệ sinh sạch) của bạn massage nhẹ nhàng góc mắt của bé, bắt đầu di chuyển từ góc trong của mí mắt về phía mũi của con. Khi massege sẽ gây áp lực nhẹ nhàng đến ống dẫn, giúp thông chất lỏng khỏi những đoạn bị tắc và mở chúng ra.
Mỗi lần massege như vậy kéo dài trong khoảng từ năm đến mười phút, ít nhất sáu lần một ngày. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các bước tiến hành.
•    Đưa bé đến bác sĩ: Nếu những biện pháp trên không có hiệu quả, cách tốt nhất bạn nên đưa con đến khám bác sĩ. Tùy vào tình trạng của từng bé mà bác sĩ có cách điều trị riêng, có thể dùng thuốc hoặc dùng biện pháp thông tuyến lệ.
Cũng có trường hợp hiếm,  bé yêu của bạn sẽ phải phẫu thuật mở rộng tuyến lệ, nếu như tất cả các biện pháp khác thất bại và tuyến lệ vẫn tắc sau 1 tuổi.
Có bé chỉ cần thông một lần là hết, một số bé khác phải thông nhiều lần. Điều quan trọng là bạn phải thực hiện các hướng dẫn của bác sĩ sau khi thông để tránh tắc lại.
 

theo: mecon

Leave a Reply

Or