Dấu hiệu “báo động” con tự kỷ

Mẹ hãy làm một bài “kiểm tra” về con để theo dõi sát sao những dấu hiệu đầu tiên trẻ có nguy cơ tự kỷ.

Ngày nay, cụm từ “trẻ tự kỷ” đang được nhắc đến rất nhiều và luôn là nỗi ám ảnh của tất cả các bà mẹ. Rất nhiều chị em mới chỉ chớm thấy con mình chậm nói, hiền, ít đùa nghịch hay ít cười đã vội vã lo lắng bé có dấu hiệu tự kỷ. Trên thực tế, rất khó để xác định rõ ràng một trẻ dưới 24 tháng tuổi. Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tự kỷ thường chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian từ tháng thứ 18 trở đi.

Là một người mẹ luôn bên con và theo sát những mốc phát triển của bé trong cuộc sống, chị em sẽ là những người đầu tiên cảm nhận được những dấu hiệu bất thường trong trí não trẻ. Hãy cùng kiểm tra những dấu hiệu dưới đây để phát hiện sớm nguy cơ tự kỷ của bé

3 tháng

Không có phản ứng trước những âm thanh lớn: Khi mẹ đóng cửa mạnh, bật nhạc to không có phản xạ khóc, giật mình

Không có phản ứng với đồ vật di chuyển: Khi mẹ giơ đồ vật ra trước mắt bé và di chuyển, mắt bé không dõi theo.

Không thích vồ và đòi cầm đồ vật.

Không cười với mọi người.

Không ê a những âm ngắn, đứt đoạn.

Không chú ý đến gương mặt mới.

7 tháng

Không quay đầu về hướng âm thanh.

Không có biểu hiện có tình cảm với mẹ.

Không thích cười hay hò hét to.

Không muốn bò, trườn đến các đồ vật.

Không cố gắng thu hút sự chú ý của mọi người

Không có hứng với trò chơi “ú òa” hay “bye bye” của mẹ.

12 tháng

Gọi tên không quay lại.

Không biết nói những từ đơn.

Không biết chỉ vào đồ vật

Thích nhìn ngắm bàn tay của mình

24 tháng

Không biết bước đi hoặc nếu biết, chỉ thích đi kiễng chân, đi bằng 5 đầu ngón chân.

Không biết bắt chước hành động của mẹ

Không biết đẩy một cái ô tô đồ chơi.

Thường phát ra các âm thanh vô nghĩa

Dấu hiệu “báo động” con tự kỷ - 1
Trẻ không biết đẩy một cái ô tô đồ chơi (ảnh minh họa)

Từ 2 đến 3 tuổi·

Thích chơi một mình, không kết bạn, tránh giao tiếp·

Không nói được từ đôi khi hai tuổi·

Thích xem sách, tạp chí, các nhãn mác và logo quảng cáo.

Coi người khác như một công cụ, kéo tay người khác khi muốn yêu cầu.

Chưa biết dùng ngón trỏ để chỉ điều trẻ muốn.

Sử dụng đồ chơi không thích hợp.

Không có nỗi sợ giống trẻ bình thường, đồng thời có những hoảng sợ một cách vô cớ· Không hợp tác với sự chỉ dẫn, dạy bảo của người lớn.

Không biết gật đầu đồng ý và lắc đầu không đồng ý.

Tránh giao tiếp bằng mắt.

Không đoán biết được những nguy hiểm.

Thích ngửi hay liếm đồ vật.

Thích chạy vòng vòng, xoay vòng vòng và quay các loại bánh xe.

Từ 4 đến 5 tuổi

Trẻ bị chậm nói, nếu có ngôn ngữ phát triển, có thể có chứng nhại lời (lặp lại theo kiểu học vẹt những gì người khác nói).

Có vẻ rất nhớ đường đi và địa điểm.

Thích các con số và thích đọc tiếng nước ngoài.

Rất tốt khi thao tác các sản phẩm điện tử.

Thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi nghắm nghía đồ vật.

Không biết chơi tưởng tượng, chơi giả bô, chơi đóng vai.

Giọng nói kỳ cục (chẳng hạn như cách nói nhấn giọng hay đơn điệu).

Rất khó chịu khi thay đổi thói quen hàng ngày.

Giao tiếp mắt vẫn còn hạn chế, có thể cho thấy một số cải thiện.

Tương tác với người khác gia tăng nhưng vẫn còn hạn chế.

Các cơn giận và sự gây hấn vẫn tồn tại nhưng có thể dần dần cải thiện.

Tự làm tổn thương mình, tự kích động.

 

theo: eva

Leave a Reply

Or