Đau đầu vì con quá thích tiền

Không chỉ thạo trong việc đi chợ, mỗi khi có ai thu tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại ở nhà, bé Hân cũng nhất định đòi cầm tiền mang ra trả.

Con“mê” tiền

Mẹ Hân đi làm về thấy bà nội khoe: “Con bé Hân thế mà ghê đáo để! Đi chợ, nó nhất định bắt bà đưa tiền cho cầm. Ra đến chợ, ai xin tiền cũng không cho. Chỉ khi nào nó cầm được túi thịt, túi rau, nó mới chịu đưa tiền cho người bán hàng”.

lie2_36e99

Cả nhà bé Hân đều rất thích thú khi thấy Hân lém lỉnh như thế. Không chỉ thạo trong việc đi chợ, mỗi khi có ai thu tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại ở nhà, Hân cũng nhất định đòi mang ra trả. Nếu ông bà hay bố mẹ không đồng ý, bé sẽ khóc váng lên và ăn vạ.

Nhiều lúc mẹ Hân cứ ngồi thần người ra, không biết con mình ham tiền giống ai. Từ lúc nhỏ, cứ khi Hân khóc, nhưng mang tiền ra dỗ là con nín bặt. Chưa kể, Hân cũng có một chiếc ví nhỏ, trong đó đựng hết số tiền lẻ xin bà và xin mẹ. Thỉnh thoảng con cũng lôi tiền ra đếm như người lớn mặc dù chưa biết con số và mặt chữ.

Bé Sún mới năm tuổi nhưng cũng đã “chỉ thích tiền”. Ai mà đưa tiền cho Sún thì đừng mong lấy lại. Sún còn thường xuyên xin tiền lẻ của mẹ rồi giấu vào một chỗ mà không ai tìm thấy. Nhỡ mà có thấy tiền của bố mẹ để ở ngoài, Sún cũng tịch thu mà cất đi.
 
Hạn chế tối đa con tiếp xúc với tiền

Không biết bao nhiêu cha mẹ đều than phiền về thói quen thích tiền của con mình. Thật khó có thể đổ lỗi cho cho ai đã dạy con hư và nghĩ đến tiền quá sớm! Không ai muốn con mình nhận biết mặt trái của đồng tiền quá sớm, nhưng điều đó dường như lại không tùy thuộc vào bố mẹ!

Không thể phủ nhận rằng rất nhiều bố mẹ đã rất tự hào khi con nhận biết tiền sớm. Điều đó cũng đồng nghĩa là con thông minh và nhận biết mọi vật rất sớm. Ít ra, bé cũng phân biệt tờ giấy đó là tiền so với các loại giấy khác.

Tuy nhiên, khi con sớm nhận biết và thích tiền, bố mẹ cũng nên có những cách để bé có những suy nghĩ và hành động tích cực với tiền. Bố mẹ nên dạy con biết cách tiết kiệm tiền, chi tiêu đồng tiền thật hợp lý và quý trọng đồng tiền bố mẹ làm ra.

Ví dụ, khi con muốn mua một đồ vật gì, hãy xem con có thật sự cần thiết đến món đồ đó không. Không nên con thích mua đồ gì là chiều theo ý con luôn.

Tất cả các cách tiêu tiền của bố mẹ, mua đồ vật không cần nhìn tiền, chi tiêu chặt chẽ tiết kiệm… các bé sẽ để ý và làm theo. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý làm gương trong mọi hành động của mình để các con học theo.

Tránh để tiền lung tung trong nhà, các con có thể dễ dàng nhặt lấy cất đi mà bố mẹ không biết và không thể kiểm soát. Cất ví tiền kỹ càng để con không thể lục lọi.

Bố mẹ cũng không nên dùng tiền để thưởng cho con trong mọi việc. Từ bỏ thói quen kiểu như con được điểm 10, thưởng 10.000đ, con làm việc nhà thưởng 5.000đ. Điều này khiến con cảm thấy việc kiếm tiền có vẻ dễ dàng. Con làm mọi việc để lấy tiền chứ không phải vì chăm chỉ học tập hay chăm làm việc nhà.

Cách tốt nhất để giúp con từ bỏ thói quen mê tiền là hạn chế tối đa việc con tiếp xúc với tiền.

Theo Chamsocbe

Leave a Reply

Or