Danh sách thực phẩm ăn dặm chuẩn cho bé 6 – 12 tháng theo từng tuần

Cho trẻ làm quen với thực phẩm nào, độ tuổi nào mới đúng là băn khoăn của rất nhiều mẹ. Việc cho trẻ ăn đúng thực phẩm theo giai đoạn nhất định sẽ giúp hệ tiêu hóa trẻ phát triển và hoàn thiện hơn.

1. Tuần đầu tiên ăn dặm


Cho trẻ làm quen rau củ tuần đầu ăn dặm

Tùy theo thể trạng của từng trẻ, mẹ có thể giới thiệu thực phẩm cho trẻ trước 6 tháng. Tuy nhiên, thời điểm 6 tháng được coi là thời điểm lý tưởng cho trẻ tập ăn dặm vì hệ tiêu hóa trẻ lúc này có thể tiêu hóa được những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.

Trong đó thực phẩm tuần đầu tiên được khuyến khích nên cho trẻ ăn trong giai đoạn này là rau củ quả. Mẹ có thể giới thiệu các loại củ như bí đỏ, cà rốt, củ cải, củ dền, khoai lang; các loại quả như chuối, bơ (Đây là hai loại trái cây lành tính, không cần chế biến và có thể cho trẻ ăn trực tiếp. Chuối và bơ cũng rất giàu dinh dưỡng, có thể cung cấp thêm nhiều vitamin, khoáng chất cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm); rau như rau bina, rau dền, rau muống, rau cải… Mẹ linh hoạt và cho trẻ ăn 1 bữa/ngày để trẻ làm quen.

2. Tuần thứ 2 ăn dặm

Sang tuần thứ 2, mẹ có thể giới thiệu tới trẻ các loại thực phẩm mặn như thịt heo, bò. Nếu mẹ lo lắng trẻ khó tiêu hóa thì có thể giới thiệu các loại thịt này vào tuần thứ 3 ăn dặm.

Ở tuần này, mỗi bữa mẹ chỉ cho bé ăn khoảng 50g thịt và nên ăn 1 bữa/ngày đạm, bữa còn lại có thể ăn rau củ hoặc nếu bé bú mẹ nhiều, mẹ chỉ cần cho ăn 1 bữa/ngày, kết hợp thịt với rau củ.

3. Tuần thứ 3 ăn dặm

Trẻ có thể ăn được thịt trong tuần này

Tuần này mẹ vẫn cho trẻ làm quen với chất đạm động vật và thịt heo, bò. Kết hợp thực đơn với các loại rau củ, quả để bé không ngán khi ăn.

4. Tuần thứ 4, thứ 5 ăn dặm

Ngoài những thực phẩm trên và tăng cữ ăn lên 2 bữa/ngày, mẹ có thể giới thiệu cho trẻ ăn đậu hũ hoặc nước ép trái cây. Trong đó, nước ép trái cây mẹ có thể cho trẻ uống 25ml/ngày. Uống quá nhiều có thể khiến con nhận nhiều lượng đường vào cơ thể và hạn chế việc dung nạp các thực phẩm khác.

5. Tuần thứ 6, thứ 7 ăn dặm

Bước sang tuần thứ 6, thứ 7, bé cũng được hơn 7 tháng tuổi và có thể ăn thêm các loại thực phẩm mới như tôm, cá, lòng đỏ trứng, phô mai, thịt gà.

Trong đó, thịt gà mẹ có thể giới thiệu sang tuần thứ 7 để bé làm quen vì thịt gà cũng có nguy cơ gây dị ứng, mẹ cần test xem khả năng dị ứng của trẻ là thế nào. Phương pháp test dị ứng như sau, ngày đầu mẹ cho bé ăn khoảng 1 thìa thịt gà, ngày hai 2 thìa, ngày thứ ba 3 thìa thịt gà. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu nổi đỏ nào nên ngưng để kiểm tra, nếu không có nghĩa là bé không bị dị ứng thực phẩm này.

6. Từ tuần thứ 8 trở đi

Ở tuần này, bé đã được ăn rất nhiều thực phẩm và có thể ăn đa dạng hơn các loại thực phẩm. Mẹ có thể thay đổi món ăn liên tục để giúp bé hấp thu nhiều dinh dưỡng hơn.

Tuy nhiên, đối với các thực phẩm như ốc, sò, mực, muối, đường mẹ nên cho trẻ ăn sau 1 tuổi vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ hoàn thiện tương đối và có thể tiêu hóa tốt hơn những thực phẩm kể trên.

 

Yeutre.vn

Leave a Reply

Or