Đánh con trong độ tuổi này, cha mẹ chỉ có hối hận về sau!

Nhiều cha mẹ chọn cách dùng roi vọt đề dạy con trẻ. Nhưng thật ra, càng đánh thì trẻ sẽ càng trở nên lì lợm. Và đặc biệt, nếu cha mẹ đánh con trong những độ tuổi này thì sẽ dễ gây tổn thương không ngờ cho con.

Cha mẹ nào cũng thương con. Nhưng nhiều lúc chỉ vì quá giận, không đủ kiên trì với con mà đánh trẻ. Nhưng chính cách trị con bằng roi vọt này sẽ đem đến những tổn thương không hề nhỏ cho trẻ. Cha mẹ nên nhớ, muốn con nghe lời, lớn lên khỏe mạnh toàn diện thì đừng đánh con để răn dạy. Đặc biệt là những độ tuổi này, cha mẹ tuyệt đối đừng đánh con:

Trẻ dưới 3 tuổi

1431054708-danh-con01
Ảnh minh họa: Internet

Ở độ tuổi này, trẻ vẫn còn non nớt, chưa biết quá nhiều điều. Hoạt động của trẻ mỗi ngày chỉ quanh quẩn ăn ngủ và có sự tương tác với mọi người xung quanh. Do đó, đây cũng là giai đoạn trẻ có tâm lý yếu và dễ tổn thương. Dùng roi vọt trong giai đoạn này rất sai lầm, dễ để lại những tổn thương tâm lý cho trẻ. Bên cạnh đó, đây cũng là độ tuổi trẻ dần làm quen với cuộc sống, cần sự tự tin và thoải mái. Nếu cha mẹ đánh con, trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi và rụt rè hơn khi lớn lên. Nếu nặng hơn, trẻ sẽ có cảm giác xa cách với cha mẹ, không thể bày tỏ hết mọi thứ với cha mẹ.

Khi con làm sai, hãy kiên nhẫn chỉ rõ lỗi sai cho con. Khi con ăn vạ, hãy để con hiểu nước mắt không giải quyết được vấn đề. Nếu cảm thấy trẻ đã đi quá giới hạn, cha mẹ cũng có thể khiến con thấy sợ sự tức giận của mình. Nhưng cha mẹ tuyệt đối đừng đánh con.

Trẻ từ 6 tuổi

Đây là độ tuổi trẻ đã dần có nhận thức về cuộc sống. Trẻ sẽ dần phát triển, có suy nghĩ và sự tự trọng rất riêng. Là lúc trẻ sẽ để tâm những lời không hay hay la mắng của cha mẹ. Chính vì vậy, trẻ cũng sẽ dễ dàng bị tổn thương bởi những lời chỉ trích của cha mẹ. Và theo một nghiên cứu của các chuyên gia tâm lý, những tổn thương tâm lý của trẻ nhỏ từ cha mẹ sẽ làm giảm đi sự sáng tạo, tưởng tượng của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, trẻ sẽ trở nên sợ sệt, nhút nhất và có phần bị động hơn khi lớn lên.

Với giai đoạn phát triển này, cha mẹ cần nhiều kiên nhẫn hơn với con trẻ. Sẽ chẳng dễ dàng gì để trẻ có thể hiểu vấn đề, nhưng hãy luôn kiên trì và tin rằng con sẽ thấu hiểu. Hãy cố gắng lắng nghe và đặt mình vào vị trí của trẻ để dễ cảm thông và hiểu trẻ hơn. Và cha mẹ nên nhớ, đừng áp đặt trẻ bất cứ điều gì. Dù biết rằng những mong muốn của cha mẹ luôn chỉ để con tốt đẹp hơn. Nhưng hãy lưu tâm rằng, trẻ vẫn sẽ bị tổn thương nếu chúng bị ép buộc làm điều mình không thích.

Trẻ ở tuồi dậy thì

zingdanhcon_HISFẢnh minh họa: Internet

Trẻ ở độ tuổi đang lớn luôn có những suy nghĩ và cảm xúc rất mạnh. Đây là sự giao thoa trong suy nghĩ của một trẻ còn nhỏ và trưởng thành, có phần chưa rõ ràng. Chính sự lưng chừng này sẽ khiến trẻ đôi khi chưa hoàn thiện trong suy nghĩ. Trẻ sẽ khó điều khiển được hết ứng xử cũng như tình cảm của mình. Trong gian đoạn này, cha mẹ nên quan sát và có cách dạy con khéo léo. Trẻ đang cần phải lớn lên, hãy đối mặt với trẻ như một đứa trẻ trưởng thành.

Vì đây là lúc trẻ muốn thể hiện mình, có sự riêng tư và tự tôn. Cha mẹ cũng hãy cố gắng kiên trì khi có vấn đề. Dạy trẻ nhưng hãy có sự tôn trọng và thấu hiểu nhất định để trẻ tin tưởng. Vì vậy, đừng bao giờ dùng roi vọt trong giai đoạn này

Sẽ chẳng dễ dàng gì để nuôi dạy con khôn lớn cả. Nhưng cha mẹ hãy dùng sự kiên nhẫn và yêu thương để bên cạnh con. Hãy nhớ, đôi tay của cha mẹ là để ôm và chăm lo cho con, không phải để gây tổn thương con!

 Theo WTT

Leave a Reply

Or