Cuộc sống bí ẩn của bé trong bụng mẹ

24 giờ là thời gian cần thiết để tinh trùng di chuyển vào vị trí của trứng và sẵn sàng cho sự thụ tinh.

Khi mang thai, có rất nhiều thay đổi mà mẹ bầu dễ dàng nhận ra như hình dáng “sumo” hơn, cân nặng tăng nhanh chóng, vòng eo quá khổ… Tuy nhiên bạn có biết bên trong chiếc bụng bầu, em bé phát triển thế nào không? Các mẹ sẽ phải “mắt tròn mắt dẹt” với những điều thú vị về cuộc sống của thai nhi trong bụng mẹ đấy. Hãy cùng đi khám phá nhé!

 

1. Chỉ cần một tinh trùng được kết hợp với trứng của người phụ nữ là có thể thụ thai, tuy nhiên trong quá trình giao hợp có đến hơn 100,000 tinh binh phóng vào cổ tử cung của mẹ đấy.

2. 24 giờ là thời gian cần thiết để tinh trùng di chuyển vào vị trí của trứng và sẵn sàng cho sự thụ tinh diễn ra. Lúc này, bạn đã chính thức mang thai mặc dù bạn chưa hề biết.

3. Có khoảng 2% thai phụ sinh đôi. Sinh đôi cùng trứng xảy ra khi một trứng được thụ tinh bởi cùng một tinh trùng và sau đó chia đôi thành hai phôi (tế bào mà sau này sẽ phát triển thành bào thai). Sinh đôi khác trứng xảy ra khi hai trứng riêng biệt được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau. Sinh đôi khác trứng có thể xảy ra trong cùng một gia đình do tính di truyền, nhưng sinh đôi cùng trứng lại là hiện tượng xảy ra ngẫu nhiên.

4. Bạn đang mang thai con trai hay con gái? Tất cả các trứng đều mang một nhiễm sắc thể X trong khi tinh trùng có thể mang nhiễm sắc thể X hoặc Y. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thụ thai cho trứng thì đó sẽ là một bé gái còn nếu đó là tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thì đó sẽ là một bé trai.

Cuộc sống bí ẩn của bé trong bụng mẹ - 1
Chỉ 6 tuần sau khi thụ thai, em bé đã có tim thai. (ảnh minh họa)

5. Chỉ 6 tuần sau khi thụ thai, em bé đã có tim thai tuy nhiên lúc này bé mới chỉ bằng một hạt đậu lăng.

6. Khi thai nhi được 6 tuần, những chiếc quần jeans của bạn đã trở lên chật chội. Lúc này tử cung của mẹ đã mở rộng từ một quả mận sang bằng một quả táo lớn rồi.

7. Thai nhi 8 tuần, em bé chính thức được gọi là bào thai.

8. Đến tuần thứ 10, thai nhi đã có thể chuyển động và “lộn nhào” trong bụng mẹ. Tuy nhiên những chuyển động này khá nhẹ nên mẹ chưa thể cảm nhận được.

9. Tất cả các cơ quan chính của bé như tim, phổi, thận, não, ruột đã được hình thành và đầy đủ chức năng ở tuần thứ 10. Cũng từ tuần thai này, em bé có những bước phát triển ngoạn mục.

10. 12 tuần, thai nhi nặng khoảng 0,25kg, nặng tương đương với máy nghe nhạc Ipod Shuffle.

11. Tuần thứ 13 thai kỳ, vân tay của bé đã hình thành.

12. Cũng từ tuần thai thứ 13, lông tơ đã mọc trên đầu bé. Bé cũng có lông mày, lông mi và toàn cơ thể được bao phủ bởi lông tơ. Lông tơ mượt và có công dụng giữ ấm cơ thể bé.

13. Vào tuần thai thứ 20, qua hình ảnh siêu âm mẹ sẽ nhìn thấy rõ ràng hình ảnh đầy đủ của thai nhi giống như một em bé ngoài đời. Lúc này chiều dài của bé sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng đổi lại cân nặng sẽ tăng vượt bậc.

Cuộc sống bí ẩn của bé trong bụng mẹ - 2
Đến tuần thứ 21, thai nhi sẽ nặng và có chiều dài bằng một quả chuối. (ảnh minh họa)

14. Đến tuần thứ 21, thai nhi sẽ nặng và có chiều dài bằng một quả chuối.

15. Thai nhi 24 tuần tuổi có não bộ phát triển tương đối hoàn thiện. Bé có thể phân biệt được giọng của mẹ và bố. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bạn cứ cho bé nghe đi nghe lại cùng một đoạn nhạc khi nó còn nằm trong bào thai thì khi sinh ra bé vẫn có thể nhớ được những gì bé đã nghe.

16. Tuần thứ 24 sẽ là một mốc quan trọng trong thời kỳ mang thai. Vào thời điểm này, thai nhi trong bụng mẹ được coi là đã có thể sống sót. Nói cách khác là nếu bạn lỡ sinh non lúc này thì xác xuất sinh tồn của trẻ sẽ là 39%.

17. Nếu bạn cảm nhận thấy bụng liên tục bị đụng thì đó có thể là em bé đang nấc đấy.

18. Mẹ có biết đồ uống của thai nhi là gì không? Đó chính là nước ối đấy. Lượng nước này sẽ lưu thông và tự làm đầy trong vòng mỗi ba tiếng đồng hồ, vì thế hãy chắc rằng bạn phải uống đủ nước để giữ cho lượng nước ối này được đầy.

19. 27 tuần, đôi mắt của bé bắt đầu mở và có thể phân biệt được ánh sáng và bóng tối mặc dù cho đến khi sinh ra, bé chỉ có thể thấy được các vật thể cách mắt chừng 15 cm.

20. 40 tuần tuổi, nhau thai nối bạn với bé sẽ dày khoảng 2-3 cm, nặng chừng 650 gram và được coi là cơ quan phụ bên ngoài thai nhi.

21. Chỉ có khoảng 5% số thai nhi chào đời đúng ngày dự sinh.

 

 

theo: eva

3 thoughts on “Cuộc sống bí ẩn của bé trong bụng mẹ

Leave a Reply

Or