Cùng con vào bếp

Dạy nấu ăn là một phương pháp giáo dục hữu hiệu để giúp con cái biết chăm sóc bản thân và xa hơn là trao cho con kiến thức thường thức có ích trong cuộc sống, cũng như nuôi dưỡng ý thức tự lập.

Dạy con làm bếp không khó

Cùng con vào bếp - 1
Dạy trẻ từ những thao tác đơn giản nhất khi phụ giúp mẹ làm bếp

Tại Nhật Bản và một số quốc gia phát triển, phần lớn các phụ huynh đã tập nấu ăn cho con từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên tại Việt Nam, nhiều bà mẹ vẫn rất lo lắng và ngại cho con vào bếp. Họ quan niệm rằng nhà bếp thường chứa đựng rất nhiều vật dụng nguy hiểm như chảo nóng, dao sắc nhọn, hay chén bát quá tầm với, ảnh hưởng đến sự an tòan của trẻ nhỏ. Thật ra, nếu phụ huynh để mắt đến con cẩn thận, đồ đạc trong bếp được cất đặt ngăn nắp thì sẽ không có vấn đề gì xảy ra cả. Hơn nữa, trước khi quyết định cho bé học nấu ăn, mẹ và bé cần có cam kết về an tòan, ví dụ: không được chạy loanh quanh trong bếp, chỉ được sử dụng những bộ dao chuẩn bị riêng, khi nào cầm dao nhỏ thành thạo và làm chủ đôi tay mới được sử dụng các loại dao khác.

Điểm khó khăn thứ hai là việc dạy con nấu ăn không phải một sớm một chiều mà đòi hòi sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng ở người mẹ để gợi mở và duy trì sự hứng thú ở trẻ nhỏ. Mẹ hãy bắt đầu bằng những món mà bé thích ăn, từ dễ đến khó, làm quen với khu vực bàn ăn và các nguyên vật liệu thô như rửa rau, vo gạo, đánh trứng, món luộc… rồi đến các món phức tạp như chiên, xào, nướng…

Bí quyết cùng con vào bếp

Trẻ vốn dĩ rất tò mò, thích học hỏi, thích bắt chước người lớn nhưng cũng rất mau chán, thế nên hãy biến nấu ăn thành một trò chơi thú vị và bắt đầu bằng món mà bé thích nhất, rồi cùng bé đi chợ chuẩn bị nguyên vật liệu. Quá trình học nấu ăn cùng bé là một cơ hội tốt để nâng cao kiến thức cho bé. Ví dụ như món thịt rang cháy cạnh, bé sẽ được học cách chọn thịt như thế nào là ngon nhất, chọn rau ăn kèm như thế nào là tươi nhất. Bé sẽ biết thịt là một thành phần rất quan trọng cung cấp chất đạm, sắt, và canxi cho sự phát triển của cơ thể. Bé cũng sẽ biết một bữa ăn như thế nào sẽ đảm bảo về cân bằng dinh dưỡng gồm đầy đủ thịt rau, chất béo và tinh bột nhờ có mẹ hướng dẫn bằng trực quan sinh động cách chọn những thành phần nguyên liệu phù hợp và tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn, đối với món chiên xào, mẹ chọn dầu ăn cao cấp có thể chiên xào ở nhiệt độ cao, giúp giữ được các chất dinh dưỡng quan trọng, để món ăn ngon đạt điểm 10. Ngòai ra, mẹ cũng có thể “nêm” vào đó những bài học về văn hóa ẩm thực vùng miền, lịch sử gia đình, quan điểm về thực phẩm và nạn nghèo đói trên thế giới. Những bài học nhẹ nhàng và thâm thúy này rất có ích sự phát triển tính cách và nhận thức của trẻ.

Cùng con vào bếp - 2
Phụ giúp mẹ hàng ngày sẽ giúp bé tự lập hơn trong cuộc sống

Các phụ huynh nên khuyến khích cả con trai và con gái cùng làm bếp, không nên phân biệt con gái mới cần làm bếp, còn con trai thì không. Nếu vẫn giữ quan niệm sai lầm là con trai không cần biết nấu ăn thì khi lớn lên, các cậu bé sẽ ít quan tâm hoặc thiếu trách nhiệm chia sẻ việc nhà. Hơn nữa, học nấu ăn giúp phát triển tính tự lập và nâng cao nhận thức về thế giới quan cho tất cả các bé.

Phụ giúp mẹ nấu ăn hàng ngày sẽ giúp bé dần trở thành một “phụ bếp” đắc lực cho mẹ. Thời gian hai mẹ con cùng nấu ăn, cùng gần gũi, tình cảm mẹ con lại càng thêm gắn bó. Được tham gia đạo diễn các món ăn ngon lành cho cả nhà sẽ khiến cho trẻ cảm thấy rất vui và tự hào, giúp bé dần hiểu được ý nghĩa của hai chữ “Gia đình” và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng niềm vui cho cả nhà.

Theo Eva

Leave a Reply

Or