Con đang khỏe mạnh bỗng “lăn đùng” ra ốm vì bố mẹ trót để con có thói quen này

Tưởng con bị ốm sốt nên bố mẹ liên tục tìm cách bù nước nhưng đứa trẻ vẫn không đỡ. Một tuần sau gia đình phải đưa tới viện mới giật mình nhận ra sai lầm của bản thân.

Một cậu bé 8 tuổi ở Thâm Quyến bình thường rất khỏe mạnh. Bỗng một ngày, cậu bé bắt đầu nôn mửa, bị sốt nhẹ. Gia đình nhanh chóng tìm cách bù nước và cho bé uống thuốc chống nôn, tuy nhiên các triệu chứng vẫn không thuyên giảm. Một tuần sau, cha mẹ cậu bé phải đưa con tới bệnh viện Nhi Thâm Quyến.

Sau khi kiểm tra, xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán đứa trẻ bị mắc viêm màng não do giun Angiostrongylus cantonensis.

con dang khoe manh bong "lan dung" ra om vi bo me trot de con co thoi quen nay - 1

Theo chia sẻ của người mẹ thì cậu bé có sở thích đi chân đất, lười vệ sinh cá nhân và hay chơi đùa với ếch, nhái, đặc biệt hay thích uống nước sông suối. Tuy nhiên gia đình nghĩ rằng con trẻ thích tìm tòi, khám phá nên chủ quan không nhắc nhở. Chính điều này đã dẫn đến việc đứa trẻ mắc căn bệnh viêm màng não do nhiễm giun Angiostrongylus cantonensis.

Giun Angiostrongylus cantonensis gây viêm màng não là gì?

Giun gây bệnh Angiostrongylus cantonensis gồm các loại giun tròn hình trụ, sống ký sinh trong các mạch động mạch nhỏ và các khoang tim của vật chủ. Ấu trùng giun thường sống trong các loài nhuyễn thể trung gian, ký sinh ở phổi của chuột. Chuột thải ấu trùng giun ra ngoài qua phân.

Ở ngoài môi trường, ấu trùng giun sẽ ký sinh ở các loại ốc nước ngọt và ốc sên. Nếu người khi ăn phải ốc sên, tôm, cua có ấu trùng hoặc ăn rau sống, uống nước lã có dính ấu trùng sẽ bị nhiễm loại giun này.

con dang khoe manh bong "lan dung" ra om vi bo me trot de con co thoi quen nay - 2

Giun Angiostrongylus cantonensis.

Trong cơ thể người, ấu trùng giun ký sinh ở não hoặc đến các phủ tạng khác, chủ yếu ký sinh ở hệ thần kinh trung ương.

Sau 2-3 ngày, ấu trùng đến não, phát triển thành con trưởng thành non ký sinh trong mạch máu màng não. Sau đó, chúng sẽ di chuyển đến các động mạch phổi và buồng tim phải. Ở người, ấu trùng giun di chuyển theo đường máu đến hệ thần kinh trung ương, đào hầm vào sâu trong nhu mô não. Vì các giun còn non, không thể hoàn thành chu kỳ của chúng trên cơ thể người nên thường bị chết, gây ra tổn thương viêm tăng hơn.

Triệu chứng viêm màng não

Đầu tiên thời kỳ ủ bệnh sẽ kéo dài từ 2 – 3 tuần. Cũng có khi ký sinh trùng xâm nhập mà không có bất cứ triệu chứng. Nếu có thường sẽ có các dấu hiệu như: sốt, đau đầu dữ dội, nôn và buồn nôn, cứng gáy, co giật, liệt nhẹ, hoặc lác mắt.

Trong trường hợp chẩn đoán và điều trị kịp thời, đại đa số bệnh nhân đều có thể chữa khỏi Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp chủ quan với bệnh dẫn tới tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về sau.

Phòng tránh viêm màng não cho trẻ

Chú ý vệ sinh cá nhân

Cắt móng tay, chân, tắm rửa sạch sẽ. Hình thành thói quen rửa tay trước và sau khi ăn. Không cho trẻ chơi với các động vật hoang dã như ếch, dế và ốc sên.

con dang khoe manh bong "lan dung" ra om vi bo me trot de con co thoi quen nay - 3

Chú ý ăn uống

Không ăn thức ăn sống hay nấu chưa chín và hạn chế ăn các thủy sản nước ngọt tránh nhiễm ký sinh trùng.

Không uống nước chưa đun sôi, khử trùng, Tuyệt đối không uống nước sông suối bừa bãi.

Không chữa bệnh theo dân gian

Khi có dấu hiệu bệnh cần tới bệnh viện kiểm tra và điều trị, tuyệt đối không tự ý chữa bệnh theo các phương pháp truyền miệng dân gian.

Theo Hoàng Dương (Dịch từ Sohu) (Khám phá)

Leave a Reply

Or