Có nên nhai cơm cho trẻ? Nguyên tắc “7 không” này sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi

Nhiều gia đình thường có thói quen nhai cơm cho trẻ để các bé làm quen dần với quá trình ăn cơm. Tuy nhiên, hành động trên liệu có tốt cho sức khỏe của con? Mẹ có nên nhai cơm cho trẻ không? Hãy cùng Conlatatca giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây, mẹ nhé!

Có nên nhai cơm cho trẻ không?

Để biết được “Có nên nhai cơm cho trẻ không?” trước tiên chúng ta cần tìm hiểu xem thói quen nhai mớm cơm cụ thể là gì.

có nên nhai cơm cho trẻ

Một số bà mẹ thường có thói quen nhai nát cơm để trẻ ăn nhanh hơn

Nhai mớm cơm là hành động trực tiếp dùng miệng của mình làm nát cơm cùng thức ăn rồi đút cho bé. Khi nhai cơm, một loại men có trong nước bọt của người lớn sẽ làm cho cơm có vị ngọt, ăn như vậy trẻ không cần nhai chỉ cần nuốt nên có rất nhiều bé rất thích được ăn cơm nhai.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, thói quen này của người lớn có thể lây truyền cho trẻ nhiều bệnh nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con. Trong miệng người lớn có hàng trăm loại vi khuẩn, virus mà sức đề kháng của trẻ lại yếu nên khi virus xâm nhập vào cơ thể, bé sẽ phát bệnh rất nhanh.

Một số căn bệnh nguy hiểm có thể lây nhiễm cho bé thông qua thói quen nhai cơm cho trẻ là:

Bệnh viêm gan

Bệnh này rất dễ lây qua đường nước bọt. Khi nhai cơm, dịch tá tràng của người bị viêm gan có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ, khiến con vô tình bị viêm gan mà không biết. Hơn nữa bệnh này diễn biến khá âm thầm và khó phát hiện.

có nên nhai cơm cho trẻ

Mẹ không nên nhai cơm cho trẻ để ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho bé

Bệnh màng não cầu

Bệnh này dễ dàng lây lan qua đường nước bọt. Bệnh có diễn biến đa dạng và đăc biệt nguy hiểm, có thể gây viêm màng não ở trẻ, nhiễm khuẩn huyết … thậm chí là tử vong.Nguyên nhân gây bệnh do một loại song cầu khuẩn cư trú ở vùng mũi và họng. Do vậy, việc nhai cơm sẽ khiến cầu khuẩn từ mũi, họng người bệnh lây nhiễm sang người bé.

Bệnh lỵ amíp

Đây là tình trạng nhiễm trùng ruột già do virus Entamoeba Histolytica gây ra. Bệnh gây ra tình trạng trẻ bị tiêu chảy kéo dài hoặc kiết lỵ rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé.Bệnh lây gián tiếp hoặc trực tiếp qua đường tiêu hoá, lây từ người bệnh sang người lành khi thông qua tiếp xúc. Mầm bệnh thường tồn tại trong kẽ móng tay của người bệnh.

Bệnh dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter Pylori có trong nước bọt, nướu, niêm mạc dạ dày và chân răng của con người. Vi khuẩn này là nguyên nhân gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm tá tràng, rối loạn tiêu hóa và ung thư dạ dày. Người lớn có thể mắc vi khuẩn HP mà không biết, khi nhai cơm cho trẻ ăn có thể sẽ vô tình khiến bé bị lây bệnh.Nguyên tắc “7 không” khi chăm sóc trẻ em

Các bác sĩ cũng khuyến cáo các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ em tuyệt đối không nên làm những việc sau đây:

  • Không nhai mớm thức ăn cho con. Nếu thức ăn quá lớn hay quá cứng, mẹ hãy sử dụng máy xay hoặc dùng thìa nghiền nhỏ ra cho bé dễ ăn.
  • Không dùng miệng để thử độ nóng của nước khi cho trẻ uống nước. Không dùng miệng ngậm núm vú của bình sữa để kiểm tra độ nóng.
  • Không được dùng đũa, muỗng mà mình đang ăn để trực tiếp đút thức ăn cho bé. Các loại dụng cụ ăn uống của trẻ phải được sử dụng riêng.
có nên nhai cơm cho trẻ

Hãy vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bế và chơi với trẻ
  • Không dùng chung chậu rửa mặt, nước rửa mặt hay khăn mặt với trẻ. Chuẩn bị cho trẻ một bộ dụng cụ vệ sinh riêng biệt, chuyên dụng.
  • Không hôn môi trẻ và không nên để người lạ tự tiện hôn bé. Không bế trẻ khi người không sạch hay tay chưa được vệ sinh kĩ càng.
  • Không dùng miệng để thổi nguội đồ ăn của trẻ, không ngậm vào miệng mình trước rồi mới đút cho bé. Mẹ có thể sử dụng quạt để quạt cho nguội bớt hoặc để đồ ăn tự nguội.
  • Không nên cho trẻ ăn đồ cay nóng vì làm như vậy sẽ làm mỏng dạ dày của trẻ, không tốt cho sức khỏe của con.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp mẹ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “Có nên nhai cơm cho trẻ không?” để củng cố thêm các kiến thức giúp quá trình chăm sóc trẻ diễn ra thuận lợi hơn. Nuôi con vốn không phải là điều đơn giản, vì thế bố mẹ hãy đặc biệt chú ý nhé!

Theo Conlatatca

Leave a Reply

Or