Có nên cho trẻ học ngoại ngữ sớm

Học ngoại ngữ là một việc rất cần thiết cho tương lai của trẻ do đó nhiều bố mẹ bắt đầu cho con học ngoại ngữ từ rất sớm. Tuy nhiên, điều này có thực sự tốt cho sự phát triển toàn diện trí tuệ và ngôn ngữ của trẻ?

1. 7 tuổi là đã trễ

Khi nào có thể cho bé học tiếng Anh? Càng sớm càng tốt. Đó là câu trả lời Elaine Schneider. Theo vị chuyên gia này, não bộ của trẻ nhỏ giống như miếng bọt biển hút kiến thức thu nhận được. Cho trẻ học ngoại ngữ, khả năng tiếp nhận và “hút” kiến thức của bé sẽ càng mạnh hơn. Do đó càng tạo điều kiện để bé ghi nhớ và sử dụng nhuần nhuyễn.

Mặt khác, đặc điểm cấu tạo của cơ quan nghe và phát âm của lứa tuổi nhỏ nhạy hơn, giúp chúng dễ bắt chước các cách phát âm khác nhau hơn. Do đó, bạn nên bắt đầu giới thiệu ngoại ngữ cho trẻ từ trước 6 tuổi. 7 tuổi đã là trễ. Nhìn chung: càng sớm càng tốt.

Có nên cho trẻ học ngoại ngữ sớm

2. 3 đến 4 tuổi là có thể học

Trẻ 3 tuổi là đã có thể được giới thiệu ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc giới thiệu ngoại ngữ cho trẻ này không nên thực hiện một cách khô cứng, ví dụ bắt trẻ ngồi vào bàn và đọc tên quả táo, con gà, trẻ sẽ không thể tiếp thu được.

Với các trẻ này, học phải được thực hiện bằng tất cả các giác quan, nghe được, được nhìn, được nếm, được ngửi, tóm lại là phải liên hệ giữa những cái được học với thực tiễn.

Có nên cho trẻ học ngoại ngữ sớm

 

3. Không thể có tình trạng loạn ngôn ngữ

Cho trẻ học ngoại ngữ quá sớm có khả năng làm bé bị loạn ngôn ngữ không? Câu trả lời là không. Não bộ được cấu tạo cho phép chúng ta học được nhiều ngoại ngữ, kể cả học cùng lúc. Trẻ sơ sinh đã có khả năng đó. Vì vậy, bạn có thể dạy ngoại ngữ cho trẻ như dạy tiếng mẹ đẻ. Ví dụ, khi bạn cho con đi ngủ, bạn nói “Đi ngủ” bằng cả tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ, trẻ sẽ tiếp nhận cả hai ngôn ngữ một cách tự nhiên.

Việc học một lúc hai ngôn ngữ thường không dẫn đến những rối loạn nào về mặt ngôn ngữ. Có chăng đó là khi lớn lên một chút trẻ có thể sự nhầm lẫn trong khi nói. Ví dụ bé có thể pha trộn giữa ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh trong một câu nói. Nhưng, điều này là hoàn toàn bình thường, không có gì báo động. Cha mẹ nên dạy trẻ giảm dần sự pha trộn, và nên rạch ròi khi nói chuyện.

Tuy nhiên, khi cho con học ngoại ngữ sớm, cha mẹ cũng nên xét đến khả năng và tư chất của mỗi đứa trẻ. Nếu việc học ngoại ngữ khiến trẻ bị căng thẳng, bị thúc ép hoặc không thích có thể khiến trẻ vướng phải những rắc rối về cảm xúc. Nếu vậy, cha mẹ nên xem lại cách dạy, thay đổi phương pháp theo hướng nhẹ nhàng hơn, giảm bớt tốc độ, và nếu cần ngưng hẳn một thời gian để bé cân bằng trở lại.

Leave a Reply

Or