Chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em: Việc hệ trọng hàng đầu bố mẹ cần lưu tâm

Một trong những bước ngoặt lớn đối với trẻ là khi nhà xuất hiện thêm thành viên mới. Và để ngăn ngừa trẻ chuyển biến theo chiều hướng xấu, bố mẹ nên có kế hoạch chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em một cách rõ ràng và cụ thể nhất.

Bố mẹ nên chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em như thế nào?

chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em

Trẻ thường tủi thân, quấy khóc vì nghĩ mẹ có em rồi không thương mình nữa

Tình trạng trẻ “thay tính đổi nết” khi đột nhiên phải chia sẻ tình cảm, sự quan tâm của bố mẹ cho em bé vẫn thường xuyên xảy ra. Vì vậy các bậc phụ huynh cần tạo môi trường phù hợp để nuôi dưỡng tình yêu thương, dạy trẻ cách nhường nhịn và chăm sóc em. Dưới đây là những bước cơ bản trong việc chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em:

Chủ động thông báo với con trước khi nói với người khác

Việc trẻ được nghe thông tin mẹ có thêm em bé từ bố mẹ thay vì được nghe bị động từ một người khác rất quan trọng. Tốt nhất mẹ nên cho bé biết tin vui trước khi có ý định tiết lộ ra ngoài.

Xây dựng nền tảng về tình cảm gia đình cho bé

Cho trẻ đi thăm những gia đình có em bé mới ra đời, cho trẻ thấy bạn nọ hay bạn kia đang có em, các bạn được làm anh/chị và đã thành “người lớn” rồi. Kể cho bé nghe ngày xưa bé ở trong bụng mẹ ra sao, lúc ra đời yếu ớt và cần được bảo vệ như thế nào.

Chuẩn bị cho sự thay đổi

chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em

Chuẩn bị tư tưởng cho trẻ bằng cách đọc cho bé nghe các sách về tình cảm gia đình

Tạo không gian thích hợp để bé tiếp nhận sự thay đổi một cách từ từ. Không đột ngột chuyển phòng ngủ của con sang chỗ khác để giành phòng cho em, bởi vì làm như vậy sẽ khiến bé có cảm giác bị thay thế.

Mẹ cũng nên đọc sách cho bé về các chủ đề liên quan đến gia đình và tình cảm gia đình.

Cho trẻ giao tiếp với em bé trong bụng

Trong quá trình mang thai, mẹ cho con giao tiếp với thai nhi thông qua các phương pháp thai giáo. Hoạt động này giúp gắn kết tình cảm vô cùng hiệu quả.

Ví dụ: Cho trẻ nói chuyện với thai nhi, cho bé chọn đồ cho em, hỏi bé về chuyện đặt tên cho em hoặc cùng bé viết nhật ký mang thai.

Tiếp nhận sự giúp đỡ của trẻ

Khi em bé ra đời, nếu trẻ tỏ ý muốn “phụ” mẹ chăm em thì đừng xua đuổi trẻ mà hãy tìm cách tạo việc làm cho con. Bé có thể hát cho em nghe, trò chuyện với em, lấy ly cốc, cầm thìa muỗng hoặc cầm bình sữa cho em bú. Làm như vậy mẹ sẽ giúp bé cảm nhận được rằng mẹ tin tưởng bé và con cũng sẽ phần nào hiểu được làm anh/chị thì nên chăm sóc em nhỏ.

An ủi, vỗ về trẻ

Con đầu lòng thường hay ganh tỵ, lo sợ rằng em bé mới sinh ra sẽ chiếm chỗ của mình trong lòng bố mẹ. Vậy nên hãy nói với trẻ rằng bố mẹ vẫn luôn yêu con, thương con mỗi ngày để trẻ cảm thấy yên lòng. Đừng quên khẳng định rằng em rất yêu con, thấy con là em cười rất tươi đấy.

Nhắc nhở người lớn

Những lời nói đùa vô thưởng vô phạt của mọi người sẽ vô tình khiến trẻ bị tổn thương. Vì vậy bố mẹ nên chú ý nhắc nhở những người xung quanh để công sức chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em không bị “đổ sông đổ biển”.

Những lưu ý  trong quá trình chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em

Trong cuộc hành trình chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em, bố mẹ nên lưu ý một số điểm sau đây để không tạo thành bóng đen trong quá trình trưởng thành và phát triển của con:

  • Nếu vô tình phát hiện trẻ có những hành động xấu như đánh, cấu, véo em mẹ nên bình tĩnh tìm cách xử lý. Không nên sử dụng vũ lực vì làm vậy sẽ gây ra tác dụng ngược, bé có thể tiếp tục “trả thù” em khi xung quanh không có ai.
  • Không bao giờ so sánh trẻ với em, hãy đối xử với hai đứa trẻ thật công bằng và bình đẳng. Áp dụng trách phạt khi làm sai và khen ngợi mỗi khi con làm đúng, đừng bao giờ để trẻ ganh đua với nhau.
  • Đừng ép buộc nếu bé chưa thể thân thiết với em bé ngay. Con sẽ dần dần thích nghi với sự thay đổi bằng cách phớt lờ em nhỏ, tình trạng này sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian.
chuẩn bị tâm lý cho bé khi có em

Kiên nhẫn giải thích cho con hiểu rằng là anh/chị thì nên biết chăm sóc em
  • Nếu trẻ làm sai hãy cho trẻ thời gian suy nghĩ về hành động của mình. Kiên nhẫn giải thích cho con hiểu rằng làm như vậy là không đúng, em còn nhỏ con làm vậy em sẽ đau, con lớn hơn nên phải biết yêu thương em.
  • Hãy sát cánh cùng con, chú ý quan sát những biểu hiện của trẻ. Để thay đổi suy nghĩ của một đứa trẻ không phải là chuyện một sớm một chiều nên bố mẹ cần phải kiên nhẫn và thông cảm với sự thay đổi của con.
  • Hãy tham khảo ý kiến của những bậc phụ huynh khác để có thêm kinh nghiệm dạy con, giúp con sớm thích nghi với việc có thêm thành viên mới trong gia đình.

Theo Conlatatca

Leave a Reply

Or