Chuẩn bị mang thai vợ và chồng nên làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh

Không phải thai kỳ mới quan trọng, việc lên kế hoạch chuẩn bị mang thai cũng quan trọng không kém.

Không chỉ vợ mà cả chồng cũng cần phải có những chuẩn bị nhất định để đảm bảo em bé khỏe mạnh nhất sẽ đến với gia đình. Vậy vợ và chồng nên làm gì? Dưới đây là những gợi ý cho bạn nhé.

Việc hai vợ chồng cần làm khi chuẩn bị mang thai

Cả hai vợ chồng cần có sự chuẩn bị về tài chính để lo cho em bé trong tương lai. Chắc chắn khi mẹ mang thai và sinh nở sẽ cần một khoản tiền tích lũy để chi tiêu trước khi có thể quay trở lại với công việc đó.

1

Khám sức khỏe là điều cả hai nên làm

Cả hai vợ chồng cũng cần đi kiểm tra sức khỏe cá nhân để xác định các bệnh có thể ảnh hưởng đến thai kỳ như: bệnh mãn tính, bệnh di truyền, bệnh lây truyền qua đường tình dục, thuốc đang sử dụng, tiền sử gia đình có bệnh lý di truyền hoặc rối loạn nhiễm sắc thể (hội chứng down…), bệnh máu khó đông, thiếu máu hồng cầu liềm, xơ nang, bệnh tim, khuyết tật ống thần kinh…

Việc kiểm tra sức khỏe này nhằm giúp cho thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Những việc người chồng cần chú ý khi vợ chuẩn bị mang thai

Các ông bố nên ăn đầy đủ dưỡng chất để giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh. Các thực phẩm tốt cho các ông bố như: thực phẩm giàu axit folic, kẽm, vitamin C, ngũ cốc, rau lá xanh đậm, thịt hải sản, trứng, bưởi, cam, chanh, nho…

Các ông bố cũng nên tránh mặc đồ bó sát và ngồi quá lâu hay ngâm mình trong bồn tắm hơi. Điều này khiến cho tinh trùng bị suy yếu.

2

Chú ý đến dinh dưỡng và sức khỏe

Việc hạn chế rượu, bia, thuốc là và các chất kích thích là cần thiết.

Nếu bạn đang làm việc trong môi trường có tiếp xúc với các hóa chất độc hại thì nên thay đổi công việc hoặc giảm tối đa thời gian hay nguy cơ tiếp xúc với các hóa chất này. Chúng có thể khiến cho con bạn bị dị tật sau này.

Bạn cũng nên nghỉ ngơi hợp lý và tránh tình trạng mệt mỏi, căng thẳng vì công việc hay cuộc sống.

Những điều người vợ cần chú ý khi chuẩn bị mang thai

Mẹ nên kiểm tra khả năng miễn dịch một số bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi như: rubella, thủy đậu, bệnh phụ khoa, chủng ngừa cúm… Nếu chưa được tiêm phòng mẹ nên tiêm phòng trong thời gian quy định an toàn trước khi mang thai nhé.

Mẹ cũng nên kiểm soát cân nặng thật tốt. Thường người có cân nặng trung bình sẽ dễ thụ thai hơn người béo phì.

Mẹ cũng nên kiểm tra răng nếu 6 tháng qua chưa khám răng.

Rượu, cà phê, thuốc lá làm giảm khả năng sinh sản nên mẹ cần phải “cai” trước khi mang thai nhé.

Giống như bố, mẹ cũng nên tránh môi trường hóa chất độc hại.

31

Ngưng các biện pháp ngừa thai

Cuối cùng mẹ nên ngưng các biện pháp ngừa thai.

Mẹ cũng nên bổ sung sắt, axit folic. Thường mẹ nên uống bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trước khi có thai 3 tháng. Đồng thời cũng nâng cao dinh dưỡng cho các bữa ăn của mình.

Việc chuẩn bị mang thai là việc mà cả chồng và vợ cùng làm, không chỉ là vai trò của riêng người vợ bạn nhé. Chúc cả hai bạn sớm đón tin vui và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Yeutre.vn

Leave a Reply

Or