Chữa tắc tia sữa bằng mẹo dân gian cực hiệu nghiệm

Mẹ bị tắc tia sữa, càng cho con bú càng đau, còn con không được bú thì quấy khóc và khát sữa. Làm sao để thoát khỏi tình trạng này càng sớm càng tốt? Tham khảo mẹo chữa tắc tia sữa ở bà mẹ sau sinh hiệu quả và an toàn để sớm thông tia sữa và cho con bú trở lại.

1/ Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Dưới kích thích khi trẻ bú mút vú mẹ, sữa sản xuất từ các nang sữa, theo các ống dẫn về xoang chứa sữa ở quầng vú, chảy ra ngoài. Nếu xảy ra bất thường làm hẹp ống dẫn sữa, mẹ bất đắc dĩ phải đau khổ đối mặt với chứng tắc tia sữa khó chịu.

Tại chỗ tắc, hiện tượng sữa đông kết tạo cục, cản trở dòng chảy của lượng sữa khác, làm căng giãn ống dẫn trước chỗ tắc, gây chèn ép các ống dẫn sữa còn lại khiến tình trạng tắc sữa đã tệ còn trầm trọng hơn.

Ngoài nguyên nhân mang tính lý thuyết cơ bản trên, đôi khi tình trạng không mong đợi này lại xảy ra do một số lý do sau:

– Sau khi sinh, mẹ không biết cách day đều bầu vú để thông tia sữa.

– Sữa thừa ứ đọng do trẻ không bú hết, lâu ngày gây ôi, tắc và ung nhũ.

– Cảm hàn ảnh hưởng đến sự lưu thông của sữa.

– Tinh thần không thoải mái, buồn bã, căng thẳng cũng ảnh hưởng đến dòng chảy của sữa.

– Chế độ ăn uống không hợp lý, thất thường, gây sưng đau vú, làm trì trệ việc sản xuất sữa.

– Mẹ không vệ sinh bầu vú sạch sau khi cho con bú.

2/ Dấu hiệu mẹ bị tắc tia sữa

Bầu vú căng to, đau nhức, không tiết sữa, sốt nhẹ, chính là những dấu hiệu “tố cáo” mẹ đang gặp vấn đề về tia sữa. Nếu không tìm cách cải thiện kịp thời, tình trạng bệnh và hậu quả sẽ nghiêm trọng, điển hình là viêm tuyến sữa.

Ngay khi phát hiện bầu vú căng to hơn bình thường, mẹ nên để ý quan sát xem bề mặt vú có bị ửng đỏ, có đau khi chạm vào hay không. Nếu tình trạng này đi kèm sốt nhẹ, mẹ phải nhanh chóng tìm cách làm tan sữa vón kết, khơi thông dòng sữa khác.

Cách chữa tắc tia sữa bằng mẹo dân gian

Nếu mẹ vừa thấy có hiện tượng tắc tia sữa và tình trạng chưa đến mức nghiêm trọng, hãy nhanh chóng áp dụng một số mẹo dưới đây nhé, chắc chắn là hiệu quả lắm đấy!

1. Dùng lá mít

Cây mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus Lam, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Người ta trồng mít chủ yếu để lấy trái làm thực phẩm. Quả non luộc làm rau hoặc nấu canh, hạt nướng, luộc ăn vừa thơm vừa bùi rất ngon miệng.

Theo y học cổ truyền mít có vị ngọt, khí thơm, tính không độc, có tác dụng chỉ khát, ích khí, giải say rượu……

Ngoài việc giúp sản phụ lợi sữa, chữa tắc tia sữa có thể dùng cây mít làm bài thuốc hay trị nhiều bệnh cho trẻ nhỏ rất an toàn như: chữa tưa lưỡi, tiểu cặn trắng, hen suyễn

Công dụng của lá mít

Lá mít lợi cho sữa mẹ: Các mẹ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi từ 30 đến 40g/ ngày nấu lấy nước uống sẽ giúp tiết ra sữa hoăc tăng tiết sữa. Hoặc có thể lấy quả mít non gọt vỏ, thái lát đem xài với thịt nạc dùng ăn cơm.

Lá mít chữa tắc tia sữa: Các mẹ dùng lá mít hơ nóng, đặt lên vùng nào cứng nhất (mỗi bên 9 lá mít). Tiếp đó, dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa chảy ra thì mẹ cho bé bú liền. Làm liên tục vài ngày là sữa thông hoàn toàn.

Ngoài ra lá mít còn chữa tưa lưỡi ở bé: Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn đều với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2-3 lần/ ngày, buổi tối bôi một lần. Làm như thế bé sẽ hết tưa lưỡi.

Chữa trẻ tiểu cặn trắng: Lấy 20 – 30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống.

Chữa hen suyễn:  Lấy lá mít, lá mía, than tre, cả 3 thứ có lượng bằng nhau sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

Chữa mụn nhọt, lở loét: Lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.

2. Chườm xôi nóng

Nấu một nồi xôi trắng rồi bọc xôi vào hai chiếc khăn mỏng khi còn nóng. Dùng gói xôi đó chườm lên hai bầu ngực, có thể lăn nhẹ từ ngoài vào trong đến khi xôi nguội sẽ giúp tia sữa được thông nhanh hơn.

3. Đắp hành tím

Lấy vài củ hành tím, bỏ vỏ, cắt lát mỏng rồi đắp lên hai bầu ngực (không đắp lên núm vú), dùng khăn/giấy mềm bọc lại rồi dán băng dính cố định để hành không bị rơi ra ngoài. Dùng tay mát-xa nhẹ nhàng hai lần mỗi ngày cũng giúp sữa được thông nhanh chóng.

4. Dùng quả đu đủ non

Tương tự như cách làm với hành tím, mẹ có thể lấy một quả đu đủ non rửa thật sạch, thái lát mỏng sau đó hơ lửa cho ấm. Dùng khăn/giấy mỏng bọc lại rồi đắp lên ngực, mát-xa nhẹ nhàng để sữa mau thông. Cách trị tắc tia sữa này được rất nhiều mẹ áp dụng vì cực kì hiệu quả.

5. Dùng tía tô và rau dừa nước

Đối với các mẹ ở nông thôn có thể dễ dàng tìm được rau dừa nước. Khi đó, hãy lấy một nắm rau này kết hợp với lá tía tô, rửa sạch rồi giã nát sau đó đắp lên ngực và băng lại. Làm trong một vài ngày có tác dụng thông sữa rất tốt.

6. Đắp lá bắp cải

Tách riêng từng lá bắp cải, cắt bỏ phần sống lá rồi rửa sạch, lau khô. Hơ lá bắp cải trên lửa cho nóng rồi dùng khăn/giấy mỏng bọc lại, đắp lên bầu ngực và mát-xa đến khi tia sữa được thông hoàn toàn, mẹ sẽ thấy ngực hết đau và sữa bắt đầu chảy ra.

Ngoài những cách chữa tắc tia sữa ngoài da như trên, mẹ còn có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây cũng mang lại hiệu quả rất tốt:

7. Sử dụng lá đinh lăng

Đinh lăng là một vị thuốc nam có tính năng giải độc, chống mệt mỏi, tăng sức dẻo dai, đặc biệt rất tốt cho sản phụ phục hồi sau sinh.

Đinh lăng trước đây chỉ được người dân biết đến như 1 loại cây cảnh hay dùng để trang trí trong nhà, ngày nay, đinh lăng không những được người dân sử dụng như 1cây rau được ưa dùng, mà đinh lăng còn là một vị thuốc nam có tính năng chống dị ứng, giải độc thức ăn, chống mệt mỏi và làm tăng sức dẻo dai của cơ thể, đặc biệt rất tốt cho sản phụ cần bồi bổ và phục hồi sau sinh.

Ngày xưa, nhân dân thường lấy lá non của cây đinh lăng để ăn gỏi cá nên còn gọi là cây gỏi cá, thuộc họ Ngũ gia bì. Đinh lăng là cây gỗ nhỏ, cao 0,8 – 1,5m, thân nhẵn không có gai và phân nhánh nhiều. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20-40cm. Phiến lá kép có thùy sâu và mép có răng cưa không đều. Vò ra lá có mùi thơm. Cụm hoa là một khối hình chùy ngắn, gồm nhiều tán đơn hợp lại.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm.

Cách sử dụng lá đinh lăng trị tắc tia sữa

Lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch rồi sao vàng hạ thổ, sau đó đun nước uống kết hợp mát-xa sẽ thông sữa rất nhanh. Uống nước lá đinh lăng cũng giúp sữa thơm hơn, tuy nhiên mẹ chỉ nên dùng 1 nắm mỗi lần sắc, không nên uống quá nhiều.

Ngoài ra, lá đinh lăng còn được nấu với móng giò để bồi bổ sức khỏe cho sản phụ và chữa tắc tia sữa cho mẹ sau sinh

Cách làm như sau:

Chuẩn bị:

–    Gạo tẻ 100g,

–    Móng giò lợn 1 cái,

–    Lá đinh lăng phơi khô 24g

–    Gia vị vừa đủ.

Cách làm:

–    Móng giò lợn làm sạch, lá đinh lăng cho vào ấm đun nước nấu sôi 15 phút, lọc bỏ bã lấy nước.

–    Cho nước đinh lăng vào cùng gạo, móng giò hầm kỹ thành cháo.

–    Khi cháo chín cho gia vị, ăn nóng.

Lá đinh lăng có công dụng chống viêm và giảm đau. Móng giò thì bổ âm sinh thủy, lợi sữa còn gạo tẻ bổ tỳ, dưỡng cơ nhục. Do đó món cháo này phù hợp với sản phụ  bị đau vú, sốt nhẹ, tắc tia sữa hoặc trường hợp sản phụ da xanh, gầy yếu, thiếu máu, cơ thể suy nhược, ăn uống kém…

8. Nước xơ mướp, hành tươi và gai bồ kết

Dùng quả mướp già đập bỏ phần vỏ, hạt, chỉ lấy phần xơ, kết hợp với vài gai bồ kết và 1 củ hành khô. Cho tất cả vào nồi/ấm, thêm 2 bát nước đun sôi, hạ lửa nhỏ đến khi còn lại một nửa thì tắt bếp. Chắt nước vào bát, đợi nguội bớt thì uống. Dùng liên tục 2 – 3 ngày, có thể kết hợp dùng lược thưa chải đều tay từ chân  ngực đến đầu ngực nhiều lần rồi nhờ người mút đầu vú thật mạnh để sữa thông nhanh hơn.

Nước xơ mướp kết hợp hành khô và gai bồ kết cũng là một cách trị tắc tia sữa theo dân gian mẹ nên tham khảo. (Ảnh minh họa)

9. Ăn cháo thông thảo

Mẹ có thể dễ dàng mua thông thảo ở các hiệu thuốc Đông y. Dùng một nắm thông thảo cho vào nồi đun sôi chừng 20 phút rồi chắt lấy nước đem nấu cháo/nấu canh ăn.

10. Chữa tắc tia sữa đơn giản với lá bồ công anh

Lá bồ công anh như thế nào?

Cây Bồ công anh còn có tên khác là rau bồ cóc, diếp dại, mũi mác, diếp trời,… Là loại cây nhỏ, thường cao khoảng 1m, đôi khi cao tới 3m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá cây có nhiều hình dạng, gần như không có cuống, chia thành nhiều thùy hay răng cưa to, thô; Hoa màu vàng, có loại màu tím, cả hai loại đều dùng làm thuốc.

Cây Bồ công anh là loại cây mọc dại rất phổ biến tại Việt Nam: Bồ công anh có tên gọi khác là rau bồ cóc, diếp dại, rau bao… cây nhỏ, mọc thẳng, lá bồ công anh có nhiều răng cưa thưa, hoa mày vàng hoặc tím.

Bồ công anh là loại cây rất dễ trồng bằng hạt, mùa trồng vào tháng 3-4 hoặc 9-10, cũng có thể trồng bằng mẩu gốc, sau 4 tháng là có thể thu hoạch được. Thường thì nhân dân ta hái lá bồ công anh tươi hay phơi hoặc sấy khô để dùng dần về tắm cho bé tại nhà rất tốt giúp bé chữa các mụn nhọt của bé , không cần chế biến gì đặc biệt.

Công dụng và cách chữa tắc tia sữa bằng lá bồng công anh

Công dụng :

Theo y học cổ truyền, Lá bồ công anh tươi có vị đắng ngọt, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng. Có thể chữa các bệnh mụn nhọt, lở loét, viêm dạ dày – tá tràng, viêm gan, đau vú, lá bồ công anh chữa tắc tia sữa của các bà mẹ rất hiệu quả và các chứng viêm nhiễm khác.

Theo nghiên cứu, lá bồ công anh chứa nhiều khoáng chất vi lượng như sodium, canxi, magne và đặc biệt là sắt. Trong lá và thân cây bồ công anh còn chứa các viatamin tốt cho mắt và da như vitamin A, hỗ trợ xương như vitamin B6, B1.

Ngoài ra Lá bồ công anh khi bạn đun uống giúp thông sữa và nhiều sữa, làm mát cơ thể giúp cơ thể không bị nóng trong cơ thể rất tốt cho các mẹ sau sinh .Hạ sốt nhanh chóng  khi bạn bị tắc tia sữa trong vòng từ 1h-2h đồng hồ.

Cách chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh: 

– Với lá bồ công anh khô:

Rửa sạch, đun với nước, chắt nước uống .Hoặc bạn có thể đun nước sôi rồi thả lá khô vào gâm tầm 10 -15 phút thì uống .

– Với lá bồ công anh tươi:

• Rửa sạch từng lá, ngâm nước muối sạch sẽ, giã nát vắt lấy nước đun uống hoăc rửa sach đun nước sôi cùng với lá BCA, nhà mình dùng máy xay sinh tố thì cho thêm chút nước rồi xay nát, lọc bã để đắp lên ngực, còn nước cốt dùng để uống.

• Bã lá bồ công anh sau khi giã/xay có thể đắp lên ngực lâu được, đắp chỗ nào bị tắc sữa, các chỗ nắn trên ngực thành cục hạch là chỗ sữa tắc, em gái mình hay đắp qua đêm, mỗi lần đắp tránh đầu núm ngực.

• Bồ công anh để uống: mỗi lần dùng khoảng 50g lá tươi, với các mẹ lần đầu uống thì uống ít một rồi mới tăng liều lượng uống tùy theo tình trạng tắc sữa. Như em gái mình trước bị tắc sữa rất nặng, cả hai bên ngực đều có các cục hạch sữa thì liều lượng uống nhiều nhất là mỗi ngày 2 cốc nước lá 250ml

• Cho lá Bồ công anh, thần khúc 50g, 900ml nước. Rửa sạch 2 vị thuốc trên rồi cho vào nồi, đổ nước vào đun rồi cô đặc còn khoảng 300ml nước cốt là được. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt, giảm đau, chữa tắc tia sữa ở vú bị căng cứng, đau nhức.

Ngoài ra bạn bạn kết hợp với việc massager vòng ngực theo chiều kim đồng hồ , massager vào các cục cứng để giúp thông tắc tia sữa.

11. Dùng men rượu

Lấy viên men rượu, giã nhỏ, cho thêm rượu vào, sau đó các mẹ bôi vào bầu ngực và ủ khăn lại. Mấy tiếng sau lại dùng cơm nóng chườm và xoa bóp liên tục. Cách này phải kiên trì trong khoảng 2 ngày mới có hiệu quả.

Trên đây là những cách chữa tắc tia sữa bằng mẹo dân gian. Mẹ có thể thấy nguyên tắc chung là làm nóng và mát-xa để làm tan “cục sữa đông” gây bít tắc tia sữa. Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý những điều dưới đây để phòng tắc tia sữa nhé!

Cách phòng tắc tia sữa mẹ nên nắm rõ

• Luôn vệ sinh ngực sạch sẽ và đúng cách. Mẹ nên dùng khăn mềm và sạch, nhúng nước ấm để lau đầu vú và các kẽ trên đầu vú ngay trước và sau khi bé bú.

• Nếu bé bú không hết, hãy vắt hết sữa thừa, tránh trường hợp sữa đọng lại dễ vón cục dẫn đến tắc tia sữa.

• Cho con bú thường xuyên, tránh để cữ bú quá lâu (6 giờ đồng hồ trở lên) khiến sữa dễ đọng và bít tắc.

• Cho bé bú đúng cách, đảm bảo con ngậm đúng khớp ngậm.

Nếu bạn bắt đầu bị tắc, hãy áp dụng ngay các biện pháp trên, nếu thấy đỡ thì tốt, nếu không đỡ bạn nên đến khám bác sĩ, nếu bạn sốt quá cao hoặc kéo dài, bầu vú ngày càng cương cứng, sữa tắc hoàn toàn, bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bạn uống. Tránh trường hợp để quá lâu sẽ dẫn đến nhiễm trùng, áp xe Nên nắm rõ những mẹo chữa tắc tia sữa ở bà mẹ sau sinh để có kiến thức cũng như có biện pháp cho chính mình một cách hiệu quả nhất. Đừng ngần ngại chia sẻ với mọi người xung quanh về việc bạn bị tắc tia sữa nhé

Theo chamsocsanphu

Leave a Reply

Or