Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cảnh báo hàng trăm triệu học sinh đến trường mà không học được gì

‘Đến trường mà không học’ là một sự lãng phí khủng khiếp những nguồn tài nguyên quý giá và tiềm năng con người,’ chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cho biết. “Chúng ta cần ưu tiên việc học, chứ không chỉ việc đến trường.”

_98008838_laosworldbank

Nguồn: BBC

Trên thế giới, có hàng trăm triệu học sinh đi học mà gần như không biết gì, nhiều quốc gia bỏ qua việc kiểm tra trình độ của các em.

Báo cáo cảnh báo nhiều quốc gia thiếu các tiêu chuẩn đánh giá và thông tin cơ bản về thành tích của học sinh.

Trong khi ở các nước phương Tây dấy lên tranh cãi vì quá nhiều kiểm tra đánh giá, Ngân hàng Thế giới cho biết ở các nước nghèo, vẫn còn ‘quá ít đánh giá về học tập’

03
Phần trăm các quốc gia không có số liệu thống kê trình độ môn Toán và Đọc sau khi hoàn thành bậc tiểu học và trung học cơ sởThiếu số liệu gây khó khăn trong việc đánh giá: học sinh có học thật hay không

Thành tích học tập kém nhất được ghi nhận là ở khu vực Châu Phi hạ Sahara.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng nêu tên một số quốc gia có tiến bộ, như làHàn Quốc và Việt Nam.

Trong báo cáo phát triển kinh tế thường niên của Ngân hàng Thế giới, tác giả Deon Filmer và Halsey Rogers – hai nhà kinh tế học của Ngân hàng Thế giới cho biết, ‘hàng trăm triệu trẻ em đến tuổi trưởng thành mà không biết những kỹ năng sống cơ bản.’

‘Thậm chí trong số các em đi học, rất nhiều em ra trường mà không biết tính tiền, đọc chỉ dẫn của bác sĩ – chứ chưa kể đến gây dựng sự nghiệp hay là dạy dỗ con cái.’

Trong bài báo cáo, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh tình trạng ‘đến trường nhưng không học’. Báo cáo cảnh báo hàng triệu người trẻ ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình nhận được giáo dục không đầy đủ, và như vậy các em sẽ không thể thoát khỏi những công việc lương thấp và không an toàn.

Ngân hàng Thế giới chỉ ra sự khác nhau giữa việc đi học và học thật. Những con số về số học sinh đến trường cho thấy sự tiến bộ của thế giới, nhưng thực chất, những gì học sinh học được mới là phản ánh đúng đắn và sâu sắc những thách thức trong giáo dục.

Ví dụ, mặc dù có 4 năm đi học, hơn 50% học sinh lớp 3 ở nhiều quốc gia không thể đọc và hiểu câu ‘The name of the dog is Puppy’ (Tên của chú chó là Puppy), và hơn 50% không biết làm tính đơn giản như ’46 trừ 17 bằng bao nhiêu?’

Hơn 80% học sinh lớp 2 ở các quốc gia Malawi, Ấn Độ và Ghana không đọc nổi 1 chữ, và hơn 80% học sinh lớp 2 ở Ấn Độ và Uganda không biết trừ với số có hai chữ số, theo báo cáo của World Bank.

Untitled
Tỉ lệ đi học bậc tiểu học ở các khu vực trên thế giới đạt trên 90%Thách thức mới hiện nay là phải gia tăng chất lượng giáo dục

jim-yong-kim-bnews-vn

Đến trường mà không học’ là một sự lãng phí khủng khiếp những nguồn tài nguyên quý giá và tiềm năng con người

Jim Yong Kim

Báo cáo phản ánh trọng tâm phát triển giáo dục cần thay đổi. Khuyến khích trẻ đi học đã là chuyện cũ. Chúng ta có hơn 90% trẻ em trên thế giới đi học. Thách thức mới hiện nay là tăng chất lượng giáo dục.

Khủng hoảng học tập’ là chủ đề nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới trong báo cáo năm 2018 mới ra vào thứ Ba.

Nhà kinh tế học chủ chốt của Ngân hàng Thế giới Paul Romer rất quan tâm đến việc chú trọng nguồn lực con người.

Ông chính là người đề xướng ‘Lý thuyết tăng trưởng mới’, một lý thuyết kinh tế cho rằng nguồn lực con người – gồm có giáo dục và kiến thức – là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển kinh tế, chứ không phải nguồn tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng hay tiền bạc.

Báo cáo ra mắt trước cuộc họp thường niên của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế – được tổ chức vào tháng sau ở Washington – góp phần đặt ra vấn đề chủ chốt để các vị bộ trưởng tài chính và lãnh đạo ngân hàng trung ương thảo luận

Báo cáo cũng củng cố công cuộc cải tiến những phương thức đánh giá hệ thống giáo dục và nguồn lực con người của Ngân hàng Thế giới, để từ đó các nước có thể tự đánh giá được xem họ có đang tiến đến mục tiêu phát triển hay không.

‘Đến trường mà không học’ là một sự lãng phí khủng khiếp những nguồn tài nguyên quý giá và tiềm năng con người,’ chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim cho biết. ‘Chúng ta cần ưu tiên việc học, chứ không chỉ việc đến trường.

Theo báo GIA ĐÌNH MỚI

Leave a Reply

Or