Chu kỳ thức ngủ của thai nhi và những điều mẹ cần biết

Khi mang thai, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng mong muốn thai nhi phát triển một cách khỏe mạnh, trong đó việc con có ngủ tốt hay không là điều khiến mẹ rất quan tâm. Vậy chu kỳ thức ngủ của thai nhi là như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Bên cạnh hiện tượng thai máy là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh thì việc biết được chu kỳ thức ngủ của thai nhi cũng sẽ giúp mẹ chủ động dành thời gian không làm việc nặng nhọc để tránh làm phiền khi bé đang ngủ.

Chu kỳ thức ngủ của thai nhi có phải là một chu kỳ cố định hay không?

Có thể nói rằng môi trường trong tử cung của mẹ bầu là môi trường lý tưởng vô cùng hoàn hảo cho sự phát triển của thai nhi. Đây cũng được xem là cái nôi để bé con của mẹ ngủ ngon hơn, an toàn và thoải mái phát triển từng ngày. Bởi không gian trong bụng mẹ sẽ rất im ắng, tối và ấm áp, bé được nằm trong “căn phòng” 37 độ C – một nhiệt độ rất ổn định nên bé ngủ rất ngon và thoải mái.

Đây cũng chính là lý do mà tại sao sau khi chào đời bé lại hay giật mình thức giấc và khóc, bởi chính những tiếng ồn, ánh sáng mạnh xung quanh quá khác so với môi trường bên trong tử cung của mẹ nên khiến mẹ vô cùng bất an và ngủ không được ngon.

Về chu kỳ thức ngủ của thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ thì hoàn toàn không cố định và nó còn tùy thuộc vào tính cách của mỗi bé. Nhưng về cơ bản thì vẫn có những điểm chung như trung bình mỗi ngày bé con sẽ ngủ khoảng 20 tiếng, thời gian còn lại bé sẽ dành để hoạt động, chơi đùa hay còn được gọi với một cái tên khác đó là thai máy. Thói quen này vẫn sẽ được duy trì sau khi bé chào đời, bé vẫn sẽ dành đa số thời gian để ngủ và chỉ thức giấc khi cảm thấy đói bụng hoặc muốn đi vệ sinh.

Chu kỳ thức ngủ của thai nhi là gì?

Chu kỳ thức ngủ của thai nhi thường không rõ ràng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Bé hoàn toàn có thể lắng nghe rõ ràng nhịp đập trái tim của mẹ một cách đều đặn và càng về những tuần thai sau thì bé sẽ nghe được tiếng nói, tiếng cười, tiếng mẹ vỗ về, trò chuyện cùng con… Đây chính là những hành động giúp bé cảm thấy yên tâm và ngủ ngon hơn nên mẹ hãy thường xuyên thực hiện.

Còn về việc bé đói nên thức giấc thì mẹ cũng không cần phải quá lo lắng bởi dây rốn của thai nhi sẽ thay mẹ làm nhiệm vụ này, nó sẽ truyền dưỡng chất liên tục đến thai nhi để con không bị đói và ngủ ngon hơn.

Ngoài ra, sẽ có một khoảng thời gian mà chu kỳ thức ngủ của thai nhi sẽ có những thay đổi nhỏ. Chẳng hạn như lúc này bé con bắt đầu có những giấc ngủ non (REM), tức là tráng thái ngủ tĩnh, ngủ sâu và có sự xuất hiện của những giấc mơ. Đây chính là lý do mà khi mẹ đi siêu âm vào khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ sẽ thấy bé vừa ngủ say vừa nhoẻn miệng cười, thực tế là do bé ngủ sâu nên cơ mặt của bé bị kéo lên cao.

Cuối cùng, một điều mà các mẹ bầu cũng nên biết đó là chu kỳ thức ngủ của thai nhi thường có sự đảo lệch với nhau. Tức là bé thích ngủ vào ban ngày và thức vào ban đêm. Bởi vì ban ngày là lúc mẹ phải hoạt động, làm việc nên bé tưởng những di chuyển nhẹ nhàng này là ru ngủ nên bé ngủ rất ngon, còn về ban đêm mẹ nằm yên nghỉ ngơi thì bé sẽ di chuyển nhiều hơn. Thậm chí thói quen này vẫn sẽ duy trì đến khi bé chào đời và mẹ phải rất vất vả trong thời gian đầu mới thay đổi thói quen ngủ của con được.

Mẹ phải làm sao để đánh thức khi bé đang ngủ?

Bình thường thì sẽ không có việc gì mà bắt buộc mẹ phải đánh thức bé dậy cả, chỉ trừ những trường hợp như mẹ đi siêu âm và muốn thấy bé cử động thì mới cần phải đánh thức bé dậy. Vậy có những cách nào để đánh thức được bé?

  • Uống nước cam, nước táo trước khi thực hiện siêu âm khoảng 30 phút, bởi vì đường trong nước ép sẽ đánh thức bé dậy.
  • Đi bộ nhẹ nhàng trước khi thực hiện siêu âm thai cũng sẽ giúp em bé đang ngủ cũng phải tỉnh giấc.
Lý giải chu kỳ thức ngủ của thai nhi trong bụng mẹ

Chu kỳ thức ngủ của thai nhi khi ở trong bụng mẹ sẽ duy trì cho đến khi bé chào đời

  • Khi mẹ cười lớn hoặc ho cũng có thể giúp cho em bé trong bụng tỉnh táo, thay đổi vị trí nằm.
  • Việc mẹ trò chuyện với bé cũng sẽ giúp bé nghe được âm thanh của mẹ và thức giấc.
  • Ấn nhẹ vào bụng là cách mà các bác sĩ sẽ sử dụng cách này để bé thức giấc và cử động dịch chuyển vị trí, quay mặt ra ngoài để siêu âm được rõ hơn.

Conlatatca.vn

 

Leave a Reply

Or