Chín tháng mang thai của mẹ bầu: Tam cá nguyệt thứ ba

Tam cá nguyệt thứ ba đánh dấu thời điểm lâm bồn sắp cận kề. Mẹ chú ý hơn đến những dấu hiểu của cơ thể mình, những chuyển động của con nhằm đảm bảo cho sự an toàn của cả hai mẹ con…

Mang thai tuần 25-28 (7 tháng)

Chào mừng các mẹ đang bước vào quý cuối cùng của thai kỳ. Tại thời điểm này, tử cung của bạn có thể đã phát triển đủ lớn để chèn ép vào vùng xương chậu làm cho bạn đau, muốn đi tiểu thường xuyên. Kích thước tử cung khá lớn có thể dẫn đến việc bạn bị đau lưng, nhức mỏi; bạn cũng không còn nằm ngủ thoải mái được nữa, lúc này bạn cần gối hỗ trợ dành cho phụ nữ mang thai. Nếu bắt đầu rơi vào tình trạng táo bón và bệnh trĩ thì bạn nên bổ sung chất xơ vào thực đơn và ngồi ở tư thế thẳng lưng thoải mái nhất có thể để không cản trỏ tiêu hóa.

Các triệu chứng bạn có thể gặp phải ở giai đoạn này:

– Đau bụng
– Đầy hơi
– Táo bón
– Đau lưng
– Đau vùng xương chậu
– Suy tĩnh mạch
– Tử cung chèn ngực
– Khó thở
– Sưng phù nề

Nhưng cho dù có khó chịu đến mấy thì việc em bé phát triển mạnh mẽ trong bụng mẹ sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc. Lúc này hầu hết các em bé đều quay đầu xuống dưới để sẵn sàng chào đời. Bé có thể nhận thấy nguồn ánh sáng lờ mờ bên ngoài bụng mẹ và bé có thể nghe thấy tiếng ba mẹ nói chuyện với con; những âm thành này dần trở nên quen thuộc với bé. Khi chào đời, bé sẽ nhớ giọng ba, giọng mẹ và những bài hát ba hát cho bé nghe lúc bé còn ở trong bụng mẹ.

Ngoài ra, em bé có thể cảm nhận được mùi vị món ăn mẹ ăn hàng ngày. Các loại thực phẩm mẹ ăn có thể thay đổi hương vị của nước ối, điều này giúp bé làm quen với thực phâm nên mẹ hãy ăn những món lành mạnh nhé. Phổi của con đã được chuẩn bị sẵn sàng để thở và cơ bắp chuyển động linh hoạt hơn. Trong tháng này, não và hệ thần kinh cũng đang phát triển mạnh và một số trẻ em bắt đầu điều chỉnh tốt nhiệt độ cơ thể để sẵn sàng chào đời.

Tam ca nguyet3

Mang thai tuần 29-32 (8 tháng)

Đến tháng thứ tám của thai kỳ, bạn có thể cảm thấy các cơn gò giả, đôi khi làm bạn hoảng sơ vì nghĩ mình sắp chuyển dạ. Bạn cần phải cẩn trọng và nên tìm hiểu về các cơn gò.

Nếu cảm thấy đau bụng, bạn nên báo cho người nhà và đi thăm khám. Có thể cơn đau là do cơ thể đang luyện tập cho kỳ sinh sắp tới, nhưng cũng không loại trừ những cảnh báo nguy hiểm cho thai nhi. Em bé bắt đầu di chuyển xuống khung xương chậu làm cho xương chậu của bạn mở rộng khiến bạn bị đau lưng, đau hông và đau hai bên bẹn.

Tam ca nguyet3

Dưới đây là các triệu chứng điển hình của tháng thứ 8 thai kỳ:

– Bạn đã có sữa non
– Đau vùng chậu
– Suy tĩnh mạch
– Các vấn đề về bàng quang như đi tiểu liên tục, són tiểu
– Giảm sự thèm ăn
– Buồn ngủ (nhưng không ngủ ngon)
– Thấy các cơn gò
– Âm đạo ẩm ướt…

Tháng thứ 8, thai nhi cũng đã mở to mắt nếu bị kích thích bởi ánh sáng bên ngoài bụng mẹ. Móng tay của con khá dài nên sau khi con chào đời mẹ nhớ cắt đi kẻo con cào xước da. Lúc này bé đã dài khoảng 50cm, nặng từ 3- 3,5kg. các cơ quan của bé đã phát triển toàn diện để đảm bảo cho một cuộc sống hoàn toàn mới.

Tam ca nguyet3

Leave a Reply

Or